Mở rộng diện tích áp dụng VietGAP cho chôm chôm và nhãn Tiền Giang
ở xã Tân Phong và 50 ha nhãn (15,03 ha đã chứng nhận và 34,97 ha mở rộng) ở xã Nhị Quí, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; đồng thời hoàn thiện quy trình sản xuất chôm chôm, nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP; Viện Cây ăn quả miền Nam chủ trì thực hiện dự án "Mở rộng diện tích áp dụng VietGAP cho sản phẩm chôm chôm và nhãn ở Cai Lậy, Tiền Giang", dự án do TS. Nguyễn Trịnh Nhất Hằng chủ nhiệm.
Sau hơn 3 năm thực hiện, dự án đã đạt được các nội dung và mục tiêu ban đầu đề ra, cụ thể như sau: Tổ hợp tác (THT) sản xuất chôm chôm Tân Phong đã bổ sung mở rộng diện tích áp dụng VietGAP được 54,92 ha, với 80 tổ viên tham gia liên kết sản xuất (vượt hơn kế hoạch ban đầu 4,92 ha).
Tổ hợp tác sản xuất nhãn Nhị Quí đã bổ sung mở rộng diện tích áp dụng VietGAP thành 50,50 ha, với 97 tổ viên tham gia liên kết sản xuất (vượt hơn kế hoạch ban đầu 0,5 ha).
Hai mô hình sản xuất chôm chôm và nhãn đều đạt chứng nhận sản phẩm được sản xuất phù hợp VietGAP tại Việt Nam (Mã chứng nhận THT chôm chôm Tân Phong: VietGAP-TT-12-03-82-0005 và Mã chứng nhận của THT nhãn Nhị Quí: VietGAP-TT-12-03-82-0004 có hiệu lực từ ngày 14/2/2015 - 13/02/2017.
Hoàn thiện quy trình sản xuất (gồm kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật, thu hoạch và vận chuyển sản phẩm) chôm chôm, nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP. Đã tổng hợp 03 quy trình kỹ thuật áp dụng hiệu quả vào sản xuất chôm chôm tại Tổ hợp tác chôm chôm Tân Phong và 03 quy trình kỹ thuật áp dụng hiệu quả vào sản xuất nhãn tại Tổ hợp tác nhãn Nhị Quí.
Tổ chức 02 lớp tập huấn về kiểm tra đánh giá nội bộ cho THT chôm chôm và THT nhãn; 10 lớp tập huấn cho nông dân về quy trình thực hành nông nghiệp tốt áp dụng trên chôm chôm và nhãn. Ngoài ra, cơ quan Kiểm dịch thực vật Hoa Kỳ đã đồng ý cấp mã vùng (Code) nhãn của THT Nhãn VietGAP Nhị Quí liên kết với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu.
Có thể bạn quan tâm
Hiện giá bán 1 kg cau khô được Trung Quốc thu mua để chế biến kẹo cau và ăn trầu ở thời điểm tháng trước là 32 nhân dân tệ (tương ứng hơn 100 ngàn đồng), nay hạ xuống chỉ còn 25 nhân dân tệ (tương đương gần 90 ngàn đồng).
Cà phê Arabica trong nhiều tháng bị ảnh hưởng nhiều do đồng Real suy yếu ( do những bất ổn chính trị ) tạo nên sức ép bán của người nông dân, những nhà thương mại ....
Ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam với những khó khăn khi đứng trước thềm hội nhập TPP được ví như ngọn đèn mong manh trước gió.
Những năm gần đây, nông dân hai xã Tiến Thành và Mã Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) mạnh dạn đưa cây nhân trần vào trồng. Loại cây dược liệu này đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo và làm giàu.
Thủ tục kiểm tra chuyên ngành, giấy phép kỹ thuật, giấy phép kiểm dịch động, thực vật đang gây khó khăn cho quá trình xuất nhập khẩu. Đó là thông tin đưa ra tại hội thảo "Đơn giản hóa thủ tục kiểm dịch hàng hóa xuất nhập khẩu" diễn ra ngày 23/9 tại TP.Hồ Chí Minh.