Mở rộng diện tích áp dụng VietGAP cho chôm chôm và nhãn Tiền Giang
ở xã Tân Phong và 50 ha nhãn (15,03 ha đã chứng nhận và 34,97 ha mở rộng) ở xã Nhị Quí, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; đồng thời hoàn thiện quy trình sản xuất chôm chôm, nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP; Viện Cây ăn quả miền Nam chủ trì thực hiện dự án "Mở rộng diện tích áp dụng VietGAP cho sản phẩm chôm chôm và nhãn ở Cai Lậy, Tiền Giang", dự án do TS. Nguyễn Trịnh Nhất Hằng chủ nhiệm.
Sau hơn 3 năm thực hiện, dự án đã đạt được các nội dung và mục tiêu ban đầu đề ra, cụ thể như sau: Tổ hợp tác (THT) sản xuất chôm chôm Tân Phong đã bổ sung mở rộng diện tích áp dụng VietGAP được 54,92 ha, với 80 tổ viên tham gia liên kết sản xuất (vượt hơn kế hoạch ban đầu 4,92 ha).
Tổ hợp tác sản xuất nhãn Nhị Quí đã bổ sung mở rộng diện tích áp dụng VietGAP thành 50,50 ha, với 97 tổ viên tham gia liên kết sản xuất (vượt hơn kế hoạch ban đầu 0,5 ha).
Hai mô hình sản xuất chôm chôm và nhãn đều đạt chứng nhận sản phẩm được sản xuất phù hợp VietGAP tại Việt Nam (Mã chứng nhận THT chôm chôm Tân Phong: VietGAP-TT-12-03-82-0005 và Mã chứng nhận của THT nhãn Nhị Quí: VietGAP-TT-12-03-82-0004 có hiệu lực từ ngày 14/2/2015 - 13/02/2017.
Hoàn thiện quy trình sản xuất (gồm kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật, thu hoạch và vận chuyển sản phẩm) chôm chôm, nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP. Đã tổng hợp 03 quy trình kỹ thuật áp dụng hiệu quả vào sản xuất chôm chôm tại Tổ hợp tác chôm chôm Tân Phong và 03 quy trình kỹ thuật áp dụng hiệu quả vào sản xuất nhãn tại Tổ hợp tác nhãn Nhị Quí.
Tổ chức 02 lớp tập huấn về kiểm tra đánh giá nội bộ cho THT chôm chôm và THT nhãn; 10 lớp tập huấn cho nông dân về quy trình thực hành nông nghiệp tốt áp dụng trên chôm chôm và nhãn. Ngoài ra, cơ quan Kiểm dịch thực vật Hoa Kỳ đã đồng ý cấp mã vùng (Code) nhãn của THT Nhãn VietGAP Nhị Quí liên kết với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu.
Related news
Có kích thước, hình dáng và màu sắc giống như trái chanh vàng, những trái bí đao chanh siêu lạ đang là "đối tượng" được các bà nội trợ ra sức lùng mua.
Các đại biểu đến từ Đức đã mang đến một “giấc mơ” cho ngành chăn nuôi gà Việt Nam. Tuy nhiên, nói như Phó Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam Lều Vũ Điều, đây không phải là một giấc mơ xa vời.
8 năm gắn bó với nghề chăn nuôi, bà Trần Thị Nhường ở thôn Khả Đông, xã Duyên Hải, huyện Hưng Hà (Thái Bình) đã biến vùng đất trũng thành trang trại tiền tỷ.
Với việc phục tráng thành công giống đậu nành thuần chủng Cư Jút, các cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng đậu nành Vinasoy (VSAC) đã góp phần tăng năng suất, nâng cao thu nhập cho người dân.
Từ ngày nhiều gia đình trong bản T.P (thuộc một xã vùng cao của tỉnh V) chuyển sang làm kinh tế trang trại VAC với quy mô lớn, thì sự khá giả cũng đến nhanh trông thấy.