Mở rộng chuỗi liên kết sản xuất cá tra, rau màu

Với nguồn vốn bổ sung này công ty sẽ mở rộng việc liên kết sản xuất với nông dân để tăng quy mô vùng nuôi từ 40ha lên 70ha. Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, chương trình thí điểm cho vay tín chấp xây dựng chuỗi liên kết sản xuất cá tra này khá thành công.
Nông dân tham gia được hỗ trợ kỹ thuật, cung ứng thức ăn, thuốc men phòng trị bệnh và bao tiêu sản phẩm rồi thanh toán qua ngân hàng. Qua đó đã làm giảm giá thành nuôi 500 đồng/kg, cho mức lãi 2.000 đồng/kg cá nguyên liệu.
Công ty Antesco cũng vừa ký hợp đồng với HTX Thành Lợi và các hộ nông dân ở huyện Châu Phú mở rộng vùng nguyên liệu 300ha bắp thu trái non và đậu nành rau theo hình thức liên kết sản xuất. Với mô hình này cây đậu nành rau cho lợi nhuận 57 triệu đồng/ha, bắp non 64 triệu đồng/ha/năm.
Có thể bạn quan tâm

Rắn ri tượng là loài thực phẩm rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Nhận thấy được điều đó, để có nguồn cung ổn định cho thị trường, nhiều hộ dân ở huyện Thới Bình (Cà Mau) đã phát triển mô hình nuôi rắn ri tượng thương phẩm và sản xuất rắn ri tượng giống. Điển hình là mô hình của ông Lê Văn Thắng, ở ấp 6, xã Tân Lộc Đông.

Những năm gần đây, thực hiện chương trình đưa cây màu xuống ruộng lúa, nông dân nhiều nơi từ Bắc vào Nam đã đưa cây ớt vào trồng mang lại hiệu quả cao, lợi nhuận từ 150 – 200 triệu đồng/ha, cao hơn trồng lúa gấp 3 – 5 lần.

Phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) cho biết, những ngày qua do thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiều diện tích tôm, cá của bà con ngư dân trên địa bàn huyện bị ngạt và chết.

Chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây, diện mạo xã Đăk Djrăng (huyện Mang Yang, Gia Lai) đã hoàn toàn thay đổi. Đổi thay đó có sự góp sức không nhỏ của Hội ND xã mà người đứng đầu là anh Đỗ Văn Thinh…

Vài năm gần đây nhiều nông dân xã Phú An (Cai Lậy) thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ trồng chanh bông tím, trong đó có ông Nguyễn Văn Tám ở ấp 6.