Mô hình vườn dừa xiêm xanh hiệu quả

Ngày nay, nhiều giống dừa mới có đặc tính nổi trội ra đời, người trồng dừa có nhiều cơ hội để lựa chọn giống dừa có năng suất, chất lượng tốt để canh tác. Điển hình như ông Lê Phước Thạch ở ấp An Hòa, với mô hình trồng dừa xiêm xanh đạt hiệu quả kinh tế cao.
Ông Thạch năm nay đã 77 tuổi nhưng vẫn ham thích lao động. Ông trồng dừa xiêm xanh trên 4 công đất vườn sau khi cải tạo diện tích trồng nhãn da bò bị bệnh chổi rồng gây hại.
Dừa xiêm xanh là giống dừa lùn, nếu chăm sóc tốt, sau khi trồng 2 năm rưỡi - 3 năm, cây cho trái; năng suất bình quân từ 140 - 150 trái/cây/năm; trái có vỏ mỏng, da màu xanh, nước có vị ngọt thanh. Ông Thạch cho biết đã mua giống dừa này từ huyện Giồng Trôm về trồng cách đây 4 năm. Vườn dừa được trồng theo quy cách 4x8m, xẻ rãnh để thoát nước vào mùa mưa.
Khi bước vào thời kỳ thu hoạch, ông bón phân hữu cơ hoai mục với liều lượng 40kg/gốc. Cần tăng cường tưới nước cho cây vào mùa nắng, từ 2 - 3 ngày/lần; thường xuyên vệ sinh vườn cây, dọn dẹp nhen, bông mo khô, tàu dừa khô để phòng ngừa kiến vương, đuông dừa gây hại; có sử dụng thuốc hóa học dạng hột rải vào bẹ lá và dưới gốc cây dừa.
Ông Thạch chia sẻ: “Trồng dừa nhẹ công chăm sóc, ít sử dụng phân thuốc, lại cho thu nhập ổn định hàng tháng. Hiện nay, dừa tươi có giá khoảng 40 ngàn đồng/12 trái; có thể bán dừa khô làm giống, có giá cao hơn”.
Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn dừa của ông phát triển xanh tốt, cho trái sai và liên tục. Trung bình mỗi năm, với 120 gốc dừa xiêm xanh, ông Thạch thu nhập khoảng 70 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Lâm - Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Thới cho biết: Thời gian qua, xã đã thành lập Chi hội trồng dừa, có 30 thành viên, sinh hoạt định kỳ hàng tháng, thường xuyên được Hiệp hội Dừa Bến Tre hỗ trợ. Lễ hội Dừa tỉnh Bến Tre lần thứ IV năm 2015 vừa qua thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân.
Nhà vườn trồng dừa ở huyện Chợ Lách tin rằng, giá trị các sản phẩm từ dừa từng bước được nâng lên, thị trường tiêu thụ dừa ngày càng mở rộng, góp phần làm cho đời sống người trồng dừa được nâng cao, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Theo một quy trình sản xuất kinh doanh thông thường, những hộ nuôi tôm, cá vay vốn sản xuất, sau khi thu hoạch sẽ thu tiền trả cho ngân hàng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng sẽ thuận buồm xuôi gió như vậy. Ở thời điểm này, nhiều ngân hàng - chủ nợ phải đi “bán cá, nuôi tôm”…

Vào đầu tháng 7 (âm lịch) hằng năm, nhiều nông dân lâu nay quen sản xuất 2 lúa kết hợp 1 vụ cá hoặc những nơi vùng đất trũng không thể sạ lúa vụ 3 (Thu đông) lại bắt đầu thả nuôi cá trên ruộng lúa, nhằm kiếm thêm nguồn thu nhập trong những tháng mùa nước nổi.

Theo kết quả quan trắc môi trường của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bến Tre, từ tháng 6-2014 đến nay, ở hầu hết các điểm thu mẫu giáp xác ngoài kênh rạch tự nhiên trên địa bàn Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đều phát hiện nhiễm mầm bệnh đốm trắng với tần suất ngày càng cao, đặc biệt là bệnh đốm trắng (WSSV).

Mới đây, Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố, 7 tháng đầu năm, lượng táo nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm trên 58% so với hàng nhập khẩu từ nước khác. Thông tin này làm người tiêu dùng không khỏi băn khoăn bởi lượng táo TQ nhập nhiều như vậy đã đi đâu?

Khai thác thủy sản bằng lưới lừ không mang tính chất huy diệt như giả cào, xung điện nhưng lại làm cho nguồn lợi thủy sản suy giảm một cách nghiêm trọng. Vấn đề này đã và đang trở thành mối lo ngại của chính quyền địa phương.