Mô Hình Nuôi Cá Xen Trong Vườn Dừa Giúp Người Dân Xã Phú Vang Thoát Nghèo

Phú Vang là một trong những xã nghèo của huyện Bình Đại, với diện tích tự nhiên 997ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 641ha, dân số toàn xã 1.184 hộ, trong đó có 189 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 16,13%. Kinh tế chủ yếu là trồng lúa và dừa, tiềm năng về nuôi thủy sản với hình thức xen canh khá mạnh nhưng chưa được đầu tư khai thác có hiệu quả, chủ yếu là hình thức nuôi nhử tôm, cá từ tự nhiên hiệu quả thấp.
Để khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, giúp các hộ nghèo trên địa bàn xã nâng cao thu nhập và thóat nghèo. Chi cục Phát triển nông thôn đã đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá xen trong vườn dừa cho 40 hộ nghèo từ nguồn vốn khuyến nông năm 2010, bình quân mỗi hộ với diện tích 500m2 mặt nước, thời gian thực hiện mô hình từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2010.
Mô hình đã hỗ trợ (không thu hồi) cho các hộ nuôi các số tiền 118.174.400 đồng (bao gồm hỗ trợ 100% giá trị con giống với tổng số tiền 11.000.000 đồng; thức ăn là 87.174.400 đồng; hoá chất xử lý nước 20.000.000 đồng) và người nuôi đóng góp 11.000.000 đồng.
Trong quá trình thực hiện Chi cục Phát triển nông thôn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND xã tổ chức cấp phát tài liệu, tập huấn kỹ thuật cho các hộ dân, đồng thời thường xuyên theo dõi, kiểm tra định kỳ ao nuôi và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ bệnh cho từng giai đoạn phát triển của cá nuôi.
Hầu hết các hộ tham gia mô hình đều nắm được quy trình kỹ thuật nuôi cá và áp dụng đúng kỹ thuật từ khâu cải tạo ao, chọn con giống, chăm sóc cá nuôi và phòng trừ bệnh.
Qua 5 tháng thả nuôi, cá phát triển tốt, tỷ lệ sống bình quân đạt trên 90%, trọng lượng trung bình cá rô phi 300-400g/con, cá trắm cỏ 400g/con, cá chép 250-300g/con, kết quả bước đầu bình quân mỗi hộ dân có lãi khoảng 3.000.000đồng.
Thông qua mô hình đã trang bị kiến thức cho các hộ dân về kỹ thuật nuôi, cách chăm sóc, phòng trị bệnh cho cá nước ngọt, đồng thời hỗ trợ một phần kinh phí cho đối tượng là hộ gia đình nghèo thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống cho hộ dân, giảm bớt tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã.
Đây là mô hình sản xuất vốn đầu tư ít, kỹ thuật tương đối đơn giản, hiệu quả khá,… rất phù hợp đối với các hộ dân nghèo vùng nông thôn cần được quan tâm nhân rộng trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Trong lĩnh vực nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi giữ vai trò quan trọng, quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Việc đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất và cung ứng nguồn giống chất lượng cao sẽ tạo thế đứng, khả năng cạnh tranh cho lĩnh vực nông nghiệp mà phần lớn khu vực này gắn với đời sống nông dân ở nông thôn.

Những ngày này, bà con nông dân ở các xã Lục Sĩ Thành, Phú Thành (Trà Ôn - Vĩnh Long) đang rộn ràng bước vào mùa thu hoạch củ sắn. Hiện tại, giá củ sắn dao động từ 3.000 - 3.300 đ/kg, trừ chi phí phân thuốc, nhân công, nông dân còn lời trên 15 triệu đồng/công.

“Giống mì NA1 này vừa cho củ to lại nằm sát mặt đất dễ thu hoạch, lượng tinh bột nhiều, kháng được sâu bệnh, cây ít đổ ngả. Lúc thu hoạch sướng cái bụng lắm”, bà Bùi Thị Mai ở thôn Điền Chánh, xã Nghĩa Điền (Tư Nghĩa - Quảng Ngãi) hào hứng cho biết.

Năm 2011, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Khương (Lào Cai) được Viện Nghiên cứu môi trường sinh thái thuộc Đại học Lâm nghiệp cung cấp 3 kg hạt giống cây quang bì. Sau đó, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện đã tổ chức gieo ươm, sản xuất được 1.650 cây giống, trồng trên diện tích 1,5 ha tại thôn Nhân Giống, thị trấn Mường Khương.

Cây ca cao chịu bóng râm nên trồng xen được với nhiều loại cây có giá trị kinh tế khác để tăng thêm thu nhập cho người dân trên cùng diện tích đất canh tác đã được người dân áp dụng. Trong 3 năm (từ 2009 - 2012), Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh Hậu Giang đã thực hiện dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển vùng ca cao trồng xen trong vườn cây lâu năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững ở Hậu Giang” với quy mô 150ha.