Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Tưới Tiết Kiệm Nước Cho Cây Cà Phê

Mô Hình Tưới Tiết Kiệm Nước Cho Cây Cà Phê
Ngày đăng: 20/03/2014

Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên vừa cho ra đời phương pháp tưới mới cho cây cà phê đó là phương pháp tưới tiết kiệm nước,mô hình được thí điểm tại tỉnh Đắk Lắk.

Nguồn nước ngầm tự nhiên không phải vô hạn, nếu sử dụng không đúng và lãng phí sẽ khiến mực nước ngầm của các tỉnh Tây Nguyên giảm sút nghiêm trọng dẫn đến tình trạng thiếu nước khi vào mùa khô.

Đồng thời cũng tránh việc bốc hơi nước khi tưới cà phê, theo tâm lý thông thường của nông dân thì tưới càng nhiều nước càng tốt, gây hao phí nguồn nước. Chính vì thế Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm Tây Nguyên đã nghiên cứu 1 phương pháp tưới mới cho bà con nông dân đó là hệ thống tưới tiết kiệm nước.

Theo đó, nếu như nông dân tưới nước cho cà phê bằng hình thức thông thường như: tưới ống vòi (tưới gốc), tưới bét quay… lượng nước cần cung cấp vào khoảng 600l/cây/ đợt tưới, được bà con tưới 2, 3 đợt. Nhưng lượng nước hao phí do bốc hơi cũng khá nhiều dẫn đến việc lãng phí. Kèm theo việc tốn rất nhiều nhân công cho đợt tưới, chi phí cho tưới thông thường vào khoảng gần 50 triệu đồng.

Trong khi với hình thức tưới tiết kiệm nước lại có khá nhiều ưu điểm, theo Tiến sĩ Trần Vinh – Phó viện trưởng, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên: “Hệ thống tưới tiết kiệm của Viện được nghiên cứu năm 2010 và chính thức sử dụng vào năm 2013, ưu điểm của việc tưới tiết kiệm nước đó là chi phí lắp đặt cho việc tưới ít, chỉ vào khoảng 20 triệu đồng/ ha, việc lắp đặt hệ thống đơn giản, dễ sử dụng.

Tưới tiết kiệm nước lượng nước cung cấp cho cây cà phê chỉ còn 400 – 450l/ cây giúp tiết kiệm 20 – 30% lượng nước tưới thường, mà không hề ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của cây cà phê.”

Bên cạnh đó, với hệ thống tưới tiết kiệm nước còn tiết kiệm nhân công đáng kể, chỉ cần 1 người khởi động máy và đi kiểm tra, còn với hình thức thông thường cần tới 2 – 3 nhân công; đặc biệt với hình thức tưới mới này còn kết hợp được cả việc bón phân vào cây cà phê, phân được hòa vào bể rồi bơm theo việc tưới rất nhanh mà vẫn đảm bảo được việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cà phê.

Lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước khá đơn giản gồm đường dây ống nhựa PVC (có khóa đóng – mở), 1 bể chứa nước (để hòa phân bón) và mô tơ bơm nước. Đây là những nguyên vật liệu đơn giản, dễ tìm ở thị trường, nông dân có thể dễ dàng lắp đặt cho vườn cà phê nếu được hướng dẫn.

Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã thí điểm 3 ha cà phê của Viện kết quả cà phê phát triển đều đặn, trổ bông đúng như tưới thông thường, cà phê tươi tốt ít bệnh. Đến nay đã có 10 hộ gia đình ở Đắk Lắk biết đến mô hình này và đã tiến hành lắp đặt với diện tích trên 20ha. Dự kiến sắp tới sẽ triển khai mô hình tại các tỉnh khác của Tây Nguyên.

Ông Bùi Đăng Khoa – Phó phòng kinh doanh và chuyển giao công nghệ của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết: “Nếu nông dân liên hệ để lắp đặt hệ thống này, Viện sẽ trực tiếp xem xét địa hình đất đai trồng cà phê và sẽ tiến hành lắp mẫu cho bà con, để bà con học hỏi và lắp đặt tại rẫy của gia đình”.


Có thể bạn quan tâm

Tạo Dựng Thương Hiệu Lúa Giống Tân Phú Bằng Chất Lượng Hạt Giống Tạo Dựng Thương Hiệu Lúa Giống Tân Phú Bằng Chất Lượng Hạt Giống

Những năm gần đây, ngoài sản xuất lúa hàng hóa, nông dân huyện Cai Lậy (Tiền Giang) còn nhân rộng mô hình sản xuất lúa giống. Những nông dân có điều kiện về đất đai, tâm huyết với nghề đã tập hợp, liên kết để cùng trao đổi kinh nghiệm sản xuất, cung ứng lúa giống cho thị trường.

02/02/2014
Hà Tĩnh Khắc Phục Sự Cố 95,5 Tấn Giống Lúa Không Nảy Mầm Hà Tĩnh Khắc Phục Sự Cố 95,5 Tấn Giống Lúa Không Nảy Mầm

Bước vào sản suất vụ xuân 2014, tỉnh Hà Tĩnh đã phải tập trung khắc phục hậu quả sự cố 95,5 tấn giống lúa VTNA2 có tỷ lệ nảy mầm không đạt tiêu chuẩn do Tổng Công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An cung ứng.

02/02/2014
Cơ Giới Hóa Trong Sản Xuất Mía Giúp Tăng Hiệu Quả Sản Xuất Cơ Giới Hóa Trong Sản Xuất Mía Giúp Tăng Hiệu Quả Sản Xuất

Sau khi thí điểm sử dụng 2 máy nâng xếp mía, năm 2013, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã đưa vào vận hành máy làm đất mía. Cùng với vụ thu hoạch mía 2013 - 2014, Dự án Cơ giới hóa trong sản xuất mía ở huyện đã cho thấy hiệu quả bước đầu.

02/02/2014
Hoà Mỹ Phát Triển Mô Hình Tôm Lúa Hoà Mỹ Phát Triển Mô Hình Tôm Lúa

Từ sau chuyển dịch cơ cấu sản xuất năm 2001, nông dân xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước (Cà Mau) thực hiện mô hình lúa - tôm kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Qua thời gian “con tôm ôm cây lúa” đã chứng minh hướng đi đúng đắn trên bước đường chuyển dịch sản xuất.

02/02/2014
Yên Thế Xây Dựng Thương Hiệu “Chè Sạch” Yên Thế Xây Dựng Thương Hiệu “Chè Sạch”

Chè là một trong 6 cây trồng chủ lực nằm trong định hướng phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện Yên Thế (Bắc Giang). Những năm gần đây, huyện đã từng bước mở rộng diện tích, chú trọng xây dựng thương hiệu “chè sạch”.

02/02/2014