Mô Hình Tưới Tiết Kiệm Nước Cho Cây Cà Phê
Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên vừa cho ra đời phương pháp tưới mới cho cây cà phê đó là phương pháp tưới tiết kiệm nước,mô hình được thí điểm tại tỉnh Đắk Lắk.
Nguồn nước ngầm tự nhiên không phải vô hạn, nếu sử dụng không đúng và lãng phí sẽ khiến mực nước ngầm của các tỉnh Tây Nguyên giảm sút nghiêm trọng dẫn đến tình trạng thiếu nước khi vào mùa khô.
Đồng thời cũng tránh việc bốc hơi nước khi tưới cà phê, theo tâm lý thông thường của nông dân thì tưới càng nhiều nước càng tốt, gây hao phí nguồn nước. Chính vì thế Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm Tây Nguyên đã nghiên cứu 1 phương pháp tưới mới cho bà con nông dân đó là hệ thống tưới tiết kiệm nước.
Theo đó, nếu như nông dân tưới nước cho cà phê bằng hình thức thông thường như: tưới ống vòi (tưới gốc), tưới bét quay… lượng nước cần cung cấp vào khoảng 600l/cây/ đợt tưới, được bà con tưới 2, 3 đợt. Nhưng lượng nước hao phí do bốc hơi cũng khá nhiều dẫn đến việc lãng phí. Kèm theo việc tốn rất nhiều nhân công cho đợt tưới, chi phí cho tưới thông thường vào khoảng gần 50 triệu đồng.
Trong khi với hình thức tưới tiết kiệm nước lại có khá nhiều ưu điểm, theo Tiến sĩ Trần Vinh – Phó viện trưởng, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên: “Hệ thống tưới tiết kiệm của Viện được nghiên cứu năm 2010 và chính thức sử dụng vào năm 2013, ưu điểm của việc tưới tiết kiệm nước đó là chi phí lắp đặt cho việc tưới ít, chỉ vào khoảng 20 triệu đồng/ ha, việc lắp đặt hệ thống đơn giản, dễ sử dụng.
Tưới tiết kiệm nước lượng nước cung cấp cho cây cà phê chỉ còn 400 – 450l/ cây giúp tiết kiệm 20 – 30% lượng nước tưới thường, mà không hề ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của cây cà phê.”
Bên cạnh đó, với hệ thống tưới tiết kiệm nước còn tiết kiệm nhân công đáng kể, chỉ cần 1 người khởi động máy và đi kiểm tra, còn với hình thức thông thường cần tới 2 – 3 nhân công; đặc biệt với hình thức tưới mới này còn kết hợp được cả việc bón phân vào cây cà phê, phân được hòa vào bể rồi bơm theo việc tưới rất nhanh mà vẫn đảm bảo được việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cà phê.
Lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước khá đơn giản gồm đường dây ống nhựa PVC (có khóa đóng – mở), 1 bể chứa nước (để hòa phân bón) và mô tơ bơm nước. Đây là những nguyên vật liệu đơn giản, dễ tìm ở thị trường, nông dân có thể dễ dàng lắp đặt cho vườn cà phê nếu được hướng dẫn.
Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã thí điểm 3 ha cà phê của Viện kết quả cà phê phát triển đều đặn, trổ bông đúng như tưới thông thường, cà phê tươi tốt ít bệnh. Đến nay đã có 10 hộ gia đình ở Đắk Lắk biết đến mô hình này và đã tiến hành lắp đặt với diện tích trên 20ha. Dự kiến sắp tới sẽ triển khai mô hình tại các tỉnh khác của Tây Nguyên.
Ông Bùi Đăng Khoa – Phó phòng kinh doanh và chuyển giao công nghệ của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết: “Nếu nông dân liên hệ để lắp đặt hệ thống này, Viện sẽ trực tiếp xem xét địa hình đất đai trồng cà phê và sẽ tiến hành lắp mẫu cho bà con, để bà con học hỏi và lắp đặt tại rẫy của gia đình”.
Related news
Vụ mùa năm nay, xã Vinh Sơn (T.X Sông Công) triển khai xây dựng thí điểm 2 vùng sản xuất lúa lai giống LC212 và Syn 6 với tổng diện tích 27ha tại các xóm: Vinh Quang 1, Vinh Quang 2; Tân Sơn và Sơn Tía. Đây là những giống lúa ngắn ngày, cấy được 2 vụ/năm, năng suất cao, khả năng đẻ nhánh tập trung, cứng cây, bông to, và khả năng chống chịu khá với một số loại sâu, bệnh như đạo ôn, bạc lá, rầy nâu...
Trong lúc bạn bè cùng trang lứa rủ nhau rời quê đi làm ăn xa thì cô gái xứ Thanh 26 tuổi Phạm Thị Xuyến quyết tâm ở lại làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương với mô hình trang trại tổng hợp, trong đó chủ lực là cây phật thủ.
Cả xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ (TP HCM) có hơn 100 hộ áp dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, lợi nhuận từ 100 triệu đến hơn 3 tỷ đồng/năm.
Từ những kết quả trên, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An đã và đang nhân rộng mô hình ra những vùng nước mặn lợ nuôi tôm kém hiệu quả. Thành công của mô hình góp phần giúp bà con vùng nuôi tìm ra được đối tượng nuôi thích hợp, phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Dù đã bước vào mùa lũ nhưng do lượng thủy sản đánh bắt tự nhiên còn hạn chế, nguồn cung một số loại cá nuôi giảm so với trước nên giá nhiều loại thủy sản vẫn duy trì ở mức giá khá cao. Thậm chí, một số mặt hàng, như: cá lóc, lươn… tăng khoảng 5.000 - 10.000 đồng/kg so với tháng trước. Ngoài ra, gần đây giá các mặt hàng thịt heo, thịt gia cầm tiếp tục đứng ở mức cao cũng là nguyên nhân giá các loại thủy sản khó "hạ nhiệt".