Mô hình trồng rau theo công nghệ kết hợp tăng năng suất, giảm công chăm sóc

Hộ trồng rau của ông Nguyễn Văn Thanh (xã Tân Hải, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) được chọn thực hiện dự án với vốn đầu tư 175 triệu đồng trên diện tích trồng 1.000m2.
Trong đó, 50% vốn do chủ vườn đầu tư, 50% vốn do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN hỗ trợ.
Sau hơn 1 năm triển khai, theo đánh giá của Sở KH-CN, mô hình này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng rau và có thể nhân rộng cho nông dân trên địa bàn tỉnh.
Trồng rau theo mô hình kết hợp phân bón khoáng chất Nano của Đức, hệ thống lưới ngăn côn trùng nguy hại và công nghệ tưới nhỏ giọt Israel theo hướng VietGap tại hộ ông Nguyễn Văn Thanh.
Theo ông Nguyễn Văn Thanh, mô hình này giúp người trồng rau giảm đáng kể công chăm sóc.
Ví dụ, với diện tích 1.000m2 trồng rau, các nhà vườn phải sử dụng 10 công nhân, làm việc liên tục 8 - 10 tiếng/ngày. Nhưng trồng hành và rau theo mô hình mới chỉ cần 1 công nhân.
Hệ thống tưới nhỏ giọt Israel tự động phun nước nhỏ giọt nên cây rau luôn đủ độ ẩm, không mất công tưới. Hệ thống lưới ngăn giúp giảm đến 90% côn trùng gây hại, giúp nhà vườn giảm được khoảng 60% lượng thuốc bảo vệ thực vật và giảm công phun thuốc.
Do đó, rau khi thu hoạch đều đạt tiêu chuẩn theo hướng VietGap.
Đặc biệt, năng suất rau trồng theo mô hình này cũng tăng lên đáng kể.
Chẳng hạn, 1 luống rau xà lách hoặc hành lá nếu trồng bằng phương pháp thông thường chỉ thu hoạch được 50kg, nếu trồng theo phương pháp này thì sản lượng có thể tăng thêm được 20 - 25kg/luống.
Related news

Cụt cánh tay trái do vấp phải bom bi trong một lần đào gốc tre, những tưởng cuộc sống của anh sẽ rơi vào khốn khó. Nhưng bằng ý chí và nghị lực của mình, anh đã dần vượt qua được khó khăn, mặc cảm để đưa gia đình vươn lên làm giàu bằng nghề chăn nuôi vịt đồng. Đó là anh Võ Văn Đề, 51 tuổi ở thôn Hội Yên, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng (Quảng Trị)…

Đi tham quan mô hình gồm có 150 gian chuồng mới được dựng lên kiên cố trên diện tích nhà hình chữ U rộng khoảng 200m2, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng. Hệ thống điện, các ô cửa cho ánh sáng tự nhiên, khoang chứa nước… đều được bố trí khoa học, đầy đủ, rất thuận tiện cho việc chăm sóc vật nuôi.

Theo Matthew Briggs, cố vấn nuôi trồng thủy sản của công ty Ridley Aquafeed với hơn chục năm kinh nghiệm trong ngành tôm Đông Nam Á, thiếu hụt do Hội chứng EMS khắp châu Á nhiều khả năng sẽ kéo dài ít nhất trong vài năm tới, thậm chí “có thể lâu hơn”

Thời gian qua, dịch bệnh trên các loài thủy sản nuôi liên tiếp diễn ra khiến nhiều hộ nuôi lao đao. Không chỉ gây nên thiệt hại về kinh tế, dịch bệnh còn khiến tình trạng ô nhiễm môi trường trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Tôm là một trong những loài thủy sản được nuôi phổ biến do mang lại giá trị cao.

Theo kết quả khảo sát vào đầu năm 2013 của Trạm Khuyến nông thị xã Tân Châu về tỷ lệ hao hụt của lươn nuôi từ nguồn giống khai thác tự nhiên ở địa bàn xã Tân An thuộc thị xã Tân Châu cho thấy: Tỷ lệ hao hụt trung bình của lươn nuôi ở các mô hình nuôi lươn thương phẩm là: 59,27% .