Mô hình trồng ổi Đài Loan xen canh dừa xiêm

Trên diện tích gần 2 sào, mấy năm qua anh Nguyễn Văn Tánh – nhà ở thôn Thiện Trung, xã Thiện Nghiệp thử nghiệm nhiều giống cây trồng khác nhau để tìm hướng canh tác hiệu quả. Đầu năm 2014, anh quyết định xuống miền Tây tham quan các mô hình nông nghiệp tiêu biểu ở đây. Sau đó, anh quyết định chọn giống ổi Đài Loan về trồng thử nghiệm. Khác với những cây trồng trước đó, đối với cây ổi, anh Tánh không trồng độc canh mà quyết định xen canh cùng lúc xuống giống cây dừa xiêm. Đến nay, sau một năm trồng, mô hình ổi Đài Loan kết hợp dừa xiêm mang lại hiệu quả cao.
Theo anh Tánh, cứ khoảng một tuần là cây ổi Đài Loan lại cho thu hoạch một lần. Với 110 gốc ổi, bình quân mỗi tháng anh thu hoạch gần 5 tạ ổi. “Giá thành bán tại vườn của giống cây này dao động gần 10.000 đồng/kg. Thị trường tiêu thụ cũng khá tốt nhờ vào đối tượng khách du lịch và nhu cầu tại địa phương. Bên cạnh đó, kỹ thuật trồng ổi Đài Loan cũng khá đơn giản, chỉ cần chú ý 2 yếu tố chính là nước và phân bón. Riêng về các bệnh trên trái như ruồi đục, rầy trắng… cũng không ảnh hưởng nhiều đến ổi, bởi sau 2 tháng các trái được bao nylông để cách ly sâu bệnh.
Anh Trần Minh Quân – Chủ tịch Hội Nông dân xã Thiện Nghiệp cho biết: Nhiều năm qua bà con chỉ canh tác độc canh cây dừa xiêm trên vùng đất cát, ít có xen canh để tăng thu nhập. Tuy nhiên một, hai năm trở lại đây thì việc xen canh đã được nông dân quan tâm. Và mô hình trồng ổi Đài Loan kết hợp với dừa xiêm là một mô hình mới. Qua đánh giá, mô hình này đang cho hiệu quả kinh tế cao. Thời gian đến, chúng tôi sẽ nghiên cứu, đánh giá thêm và có khả năng cho nhân rộng mô hình này.
Mô hình trồng cây dừa xiêm xen canh ổi Đài Loan được đánh giá cao nhờ vào yếu tố lấy ngắn nuôi dài và tận dụng tốt quỹ đất trống. Người trồng có thể sử dụng khoảng không gian giữa hai cây dừa để xuống giống một gốc ổi. Và cứ sau 5, 6 tháng là ổi bắt đầu cho trái liên tục. Đến năm thứ 4, khi bắt đầu thu hoạch dừa xiêm thì cũng là lúc giống ổi này hết tuổi thu hoạch.
Related news

Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn Minh Hải (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã phối hợp với Viện Sinh học nhiệt đới trồng thí nghiệm ở Cà Mau ba loại cây, trong đó có cây chà là ăn trái rất có hiệu quả.

Theo báo cáo từ Chi cục kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, hiện nay toàn tỉnh còn gần 5.000 con cá sấu không có đầu ra, tình hình này khiến cho hàng trăm hộ nuôi cá sấu bị thiệt nặng về kinh tế. Trong khi đó cá sấu để lâu trong chuồng trại lâu chừng nào thiệt hại kinh tế lớn chừng ấy vì chi phí mua thức ăn cho cá sấu rất cao.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khi đến thăm vùng nuôi tôm công nghiệp lớn nhất ĐBSCL ở tỉnh Sóc Trăng, hỏi “Người nuôi tôm cần gì ở Chính phủ?”. Tất cả những người nuôi tôm đều trả lời “thủy lợi”. Ông Nguyễn Hữu Chí, Phó chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng, nói cụ thể hơn, hệ thống thủy lợi quá khứ để lại chỉ phục vụ trồng lúa, chưa phục vụ nuôi tôm

Được hai ông bạn cùng ở ngoại thành Hà Nội, một là nông dân ở Thạch Thất và một là thạc sỹ, giảng viên Đại học Lâm nghiệp ở Xuân Mai (Chương Mỹ) rủ cùng làm nấm, tôi bảo: Tôi chỉ biết đánh “võ mồm” thôi, ngoài ra chẳng biết gì sất.

Năm 2011 do tác động của điều kiện thời tiết nên kéo dài thời gian sinh trưởng của lúa xuân từ 10-25 ngày, ảnh hưởng lớn tới lịch gieo cấy lúa hè thu, lúa mùa cũng như thời vụ vụ đông. Tại hội nghị tổng kết sản xuất vụ đông năm 2010 và triển khai kế hoạch vụ đông năm 2011 của các tỉnh, thành phố phía Bắc diễn ra tại Vĩnh Phúc