Mô hình trồng khổ qua cho hiệu quả kinh tế cao tại xã Bình Thành (An Giang)

Điển hình là hộ ông Phan Văn Đường, ngụ ấp Kiên Hảo, xã Bình Thành đã mạnh dạng chuyển từ sản xuất độc canh cây lúa sang trồng cây khổ qua.Nhận thấy khổ qua có đặc tính sinh trưởng rất tốt, ít nhiễm sâu bệnh, sản lượng trái cao, thời gian thu hoạch nhanh.
Từ đó, ông quyết định cải tạo 1000m2 đất, lên lếp và xuống giống trồng khổ qua. Theo ông Đường, chi phí đầu tư trồng khổ qua ban đầu thấp, với khoảng 3 đến 4 triệu đồng ông mua cây làm giàn leo cho khổ qua.
Sau 34 ngày xuống giống ông bắt đầu thu hoạch kéo dài đến 45 ngày kết thúc. Vào thời điểm thu hoạch, mỗi ngày gia đình ông hái từ 100 – 150kg /1.000m2, bán với giá bình quân từ 5.000 – 6.000 đồng/1 kg. Sau khi trừ tri phí ông còn thu lợi nhuận khoảng 10 - 15 triệu đồng.
Hiệu quả mà cây khổ qua mang lại đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần tăng năng suất cây trồng, tăng thu nhập cho người nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa các Hiệp định thương mại tự do với nhiều đối tác lớn trên thế giới, trước hết là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang đi vào giai đoạn nước rút, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU)… dự kiến kết thúc đàm phán cuối năm nay.

Hiện các tỉnh duyên hải miền Trung có 8.000-10.000 hộ nuôi tôm hùm, sản lượng hằng năm đạt 1.385 tấn, đem lại nguồn thu 3.500 tỉ đồng/năm.

Vùng biển Tây Nam Bộ có nguồn lợi cá cơm rất dồi dào. Tuy nhiên hiện nay, do tình trạng lạm thác, nguồn nguyên liệu quý giá này đang có xu hướng suy giảm cả về chất lượng và số lượng.

Ngày 23/7, tại TP Đồng Hới (Quảng Bình), Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị triển khai đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp (LN). Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát chủ trì hội nghị.

Ngoài số tiền phạt nói trên, UBND tỉnh Quảng Nam cũng tịch thu tang vật vi phạm bổ sung vào ngân sách Nhà nước. Đây là trường hợp mua bán hạt ươi trái phép thứ 3 bị phạt nặng tại Quảng Nam kể từ đầu tháng 7 đến nay.