Mô Hình Trồng Đậu Phộng Xen Sắn Lãi Ròng Trên 50 Triệu Đồng/ha Ở Đồng Xuân (Phú Yên)

Ngày 18/11, Phòng NN-PTNT huyện Đồng Xuân (Phú Yên) phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật kinh tế nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ tổ chức hội nghị đầu bờ trình diễn mô hình trồng đậu phộng xen sắn trên đất đồi với 50 hộ nông dân tham gia.
Mô hình này được trồng thử nghiệm trên diện tích 2,5 ha ở xã Xuân Phước, sử dụng giống đậu phộng LDH.01 và đậu lỳ (một giống đậu địa phương) được trồng xen với giống sắn SM 2075-18, KM 98-5,NA1 và BKA900. Kết quả, mô hình này cho thu nhập 67,3 triệu đồng/ha so với trồng sắn thuần chỉ đạt 30,5 triệu đồng/ha; lãi ròng của mô hình trên 50 triệu đồng/ha
Hiện năng suất của giống đậu phộng LDH.01 đạt 17,2 tạ/ha; trong khi đó, giống đậu thuần chỉ gần 11 tạ/ha. Các giống sắn SM 2075-18, KM 98-5, NA1, BKA900 qua 4 vụ trồng thử nghiệm cho năng suất 27,2 - 40,5 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 26,9% thay thế được giống KM 94 năng suất chỉ đạt 25 tấn/ha lại đang bị nhiễm bệnh chổi rồng.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Vị Thủy có 2 đơn vị được tỉnh chọn làm xã điểm xây dựng nông thôn mới (NTM). Nhờ sự cố gắng của người dân và chính quyền địa phương, đầu năm 2014, xã Vị Thanh được công nhận là xã NTM.

Với Tuyên bố Kuala Lumpur, Cộng đồng ASEAN nói chung và cộng đồng Kinh tế ASEAN nói riêng sẽ chính thức hình thành vào ngày 31/12/2015 mở ra không ít cơ hội và thách thức.

Hiện nay, cánh đồng lớn với 600ha lúa thuộc xã nông thôn mới Vị Tân, thành phố Vị Thanh, vẫn chưa tìm được nguồn bao tiêu. Nguyên nhân chính lại xuất phát từ những con kênh dẫn vào nội đồng.

Xuất phát điểm từ điều kiện khó khăn, nhưng Đảng ủy, UBND xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, luôn nỗ lực hoàn thành từng tiêu chí nông thôn mới với phương châm “Làm đến đâu, chắc đến đó”.

AIFTA nằm trong khuôn khổ Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN- Ấn Độ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu (XK) của Việt Nam sang quốc gia này.