Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Trại Gà Siêu Trứng Ở Ninh Thuận

Mô Hình Trại Gà Siêu Trứng Ở Ninh Thuận
Ngày đăng: 26/05/2012

Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo trang trại là hình thức sản xuất đang có xu hướng ngày càng phát triển ở tỉnh Ninh Thuận… Nhờ chủ động được nguồn giống, công tác phòng chống dịch bệnh và nguồn thức ăn, nên chăn nuôi theo hình thức trang trại đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là mô hình trang trại chăn nuôi gà “siêu trứng” với hơn 9.000 con của anh Vũ Yên Sơn, ở thôn Suối Giếng (xã Công Hải, Thuận Bắc).

Bắt đầu từ năm 2005, với quy mô chỉ 1.000 con, đến nay trang trại của anh Sơn đã phát triển với số lượng hơn 9.000 con, đang trong thời kỳ thu hoạch trứng. Anh cho biết, với giá trung bình 1.500 đồng/trứng, mỗi ngày anh thu về hơn 2 triệu đồng, vị chi mỗi tháng, thu nhập của trang trại là gần 25 triệu đồng, sau khi đã trừ chi phí đầu vào. Sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường trong tỉnh, phần còn lại xuất đi Khánh Hòa. Tổng giá trị 2 trại gà của gia đình gần 2,5 tỷ đồng. Anh Sơn chi biết, hiện trang trại đang sử dụng 5 lao động địa phương, với mức lương từ 3 đến 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Để đạt được những thành quả như ngày hôm nay, từ sự kiên trì, biết học hỏi kinh nghiệm khắp nơi của anh Sơn. Anh cho biết, khi bắt đầu nuôi, tỷ lệ gà con bị chết là khoảng 10%, có thời điểm lên đến hơn 20%... chủ yếu là do thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc. Không bó tay trước khó khăn, anh khăn gói ra Khánh Hòa để học hỏi kinh nghiệm từ những trang trại chăn nuôi gà. Đến nay, nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật, tiêm phòng dịch đầy đủ, hiện nay tỉ lệ gà nuôi lớn và cho sinh sản tại trang trại anh đạt tới 99%, với năng suất cho trứng dao động từ 94% đến 96%. Đây là kết quả khá cao trong mô hình chăn nuôi gà lấy trứng. Hiện trại anh đang sử dụng giống gà CP được nhập từ Mỹ và giống gà Lương Mỹ của trung tâm giống quốc gia.

Tuy nhiên, theo anh khó khăn lớn nhất lúc này là ở đầu ra cho sản phẩm. Trước mắt, để khắc phục những khó khăn “bị động” trên, với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, cùng lúc, anh Sơn tiến hành nuôi chim cút đẻ trứng với số lượng 10 nghìn con (vì chim cút có thời gian sinh trưởng ngắn và nhanh mang lại hiệu quả kinh tế), lấy nguồn thu từ chim cút để bù lỗ nhằm tiếp tục duy trì trại gà. Hiện anh đang nuôi thử nghiệm 3.000 chim cút và đã đạt được kết quả tốt.

Có thể bạn quan tâm

Lịch Thời Vụ Trồng Rau Màu Lịch Thời Vụ Trồng Rau Màu

Mời bà con tham khảo lịch thời vụ trồng rau màu do 2lua sưu tầm và biên soạn

16/03/2012
Toàn Tỉnh Có Hơn 154 Ha Tôm Nuôi Bị Chết Ở Thừa Thiên Huế Toàn Tỉnh Có Hơn 154 Ha Tôm Nuôi Bị Chết Ở Thừa Thiên Huế

Đến ngày 26/5, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có gần 154 ha tôm nuôi bị chết do bệnh đốm trắng, môi trường, đào vàng... làm chết khoảng 20 triệu con tôm thả nuôi từ 60 - 70 ngày tuổi.

30/05/2012
Tăng Trưởng Nhưng Chưa Hết Lo Tăng Trưởng Nhưng Chưa Hết Lo

Trong 6 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng, sản lượng các mặt hàng nông lâm thủy sản đều tăng. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên các đối tượng vật nuôi chưa được xử lý dứt điểm, tình trạng vi phạm quản lý chất lượng hay sụt giá nông sản...

30/06/2012
Chuyển Giao Tiến Bộ Khoa Học Cho Người Trồng Nấm Ở Thừa Thiên Huế Chuyển Giao Tiến Bộ Khoa Học Cho Người Trồng Nấm Ở Thừa Thiên Huế

Ngày 29/5, Hội đồng Khoa học - Sở Khoa học Công nghệ (KHCN) Thừa Thiên Huế nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống, nuôi trồng và tiêu thụ nấm Linh chi và một số nấm ăn tại huyện Phú Vang” (gọi chung là Dự án) do Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN - Sở KHCN thực hiện.

31/05/2012
Cung Cấp 60 Vạn Cá Giống Ra Thị Trường Cung Cấp 60 Vạn Cá Giống Ra Thị Trường

Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Giống nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã cung cấp 60 vạn cá giống cho các tổ chức, hộ nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh Lai Châu (tăng 30 vạn con so với cùng kỳ năm trước).

30/06/2012