Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Liên kết sản xuất mô hình hiệu quả cho nhà nông ở huyện Điện Biên

Liên kết sản xuất mô hình hiệu quả cho nhà nông ở huyện Điện Biên
Ngày đăng: 15/08/2015

Đây không phải lần đầu tiên gia đình anh thực hiện liên kết sản xuất với các doanh nghiệp. Từ năm 2009 đến nay, trạm giống Điện Biên cũng là đối tác thường xuyên của gia đình. Anh bảo, tham gia liên kết sản xuất do hợp tác xã giới thiệu cũng có nhiều thuận lợi, giống được cấp trước và khi thu hoạch mới phải trả phí. Thu hoạch xong chẳng phải lo nơi tiêu thụ, chẳng sợ ép giá và cũng chẳng mất chi phí vận chuyển vì doanh nghiệp đến thu mua tận nơi.

Với 2.500m2 ruộng, năm nào gia đình anh cung cấp cho đối tác khoảng 3 tấn thóc với lãi suất hơn 30 triệu đồng/năm. Ngôi nhà 2 tầng với diện tích sử dụng 100m2 có chi phí xây dựng hơn 800 triệu đồng cũng từ tiền thóc lúa anh tích cóp. Anh Hạnh cho biết: “Trước chúng tôi làm với đơn vị trại vừa đủ lương thực đảm bảo cuộc sống, vừa dư ra một ít để bán, chi trả các khoản tiền ăn học của con cái, các khoản chi phí trong gia đình. Nói chung so với trước kia, lương thực đảm bảo, không thiếu đói”.

Anh Lò Văn Bun, cán bộ Phòng Khuyến nông, khuyến ngư xã Thanh Xương, đồng thời là chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp Thanh Xương cho biết, trước đây, khi thực hiện liên kết, các hộ gia đình sẽ ký trực tiếp tới các công ty, hợp tác xã giữ vai trò là cầu nối giữa các xã viên và các doanh nghiệp. Còn hiện nay, Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh đứng ra trực tiếp ký hợp đồng. Không chỉ hưởng lợi về chi phí vận chuyển, có đầu ra ổn định, các gia đình tham gia liên kết còn được tập huấn khoa học kỹ thuật, hội thảo đầu bờ, tham quan, học hỏi mô hình tiến bộ nên năng suất và chất lượng lúa đạt kết quả tốt.

“Chúng tôi đang hỗ trợ cho nông dân chuyển giao khoa học kỹ thuật. Ví dụ như quản lý sâu bệnh dịch hại, hàng tuần chúng tôi vẫn có cán bộ đi kiểm tra trên đồng ruộng để đánh giá tình hình sâu bệnh dịch hại. Trên cơ sở đó chúng tôi thông báo cho các hộ đang thực hiện mô hình này. Họ phun trừ hoặc xử lý, chăm bón như thế nào cho hợp lý. Mật độ cũng rất quan trọng, thứ hai vấn đề khử tạp, nếu không khử tạp tốt cũng rất nguy hiểm. Lúc ấy, chất lượng cũng không đạt, và người ta sẽ không thu mua của mình. Trong xã chúng tôi vẫn tổ chức cho các hộ đi thăm đồng ruộng, giữa bản này với bản kia. Trên cơ sở đó họ học hỏi lẫn nhau”.

Theo anh Lò Văn Bun, trong triển khai liên kết với doanh nghiệp, yêu cầu về chất lượng sản phẩm rất khắt khe; giống lúa lại cần quy trình chăm sóc cẩn thận. Trong khi đó, kỹ thuật trồng, chăm sóc của người dân còn hạn chế, gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình cung ứng sản phẩm. Xã đã tuyên truyền và bà con tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất lúa. Hiện nay đã làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm ngày càng cao và được thị trường ưa chuộng.


Có thể bạn quan tâm

Trưởng Bản Giàu Nhất Bản Trưởng Bản Giàu Nhất Bản

Ông tâm sự: Tình yêu quê hương đất Mường đã níu chân ông từ thuở ấu thơ cho đến nay tóc đã pha sương, điểm bạc. Tận bây giờ, ông vẫn chưa quên những ngày đói nghèo của 20 năm trước. Cả bản mấy mươi nóc nhà đều lả đi vì đói. Củ vớn chát là vậy mà các hộ vẫn phải dùng làm nguồn lương thực chính.

28/07/2014
Vũng Liêm (Vĩnh Long) Trồng Cỏ Nuôi Bò, Hướng Lựa Chọn Của Nhiều Nông Dân Vũng Liêm (Vĩnh Long) Trồng Cỏ Nuôi Bò, Hướng Lựa Chọn Của Nhiều Nông Dân

Vũng Liêm là địa phương có đàn bò hơn 23.000 con, với gần 10.000 hộ nuôi, chiếm gần 50% tổng đàn bò của tỉnh. Diện tích trồng cỏ của huyện hiện có khoảng 1.300ha, trong này gần 200ha đất ruộng và hơn 1.000ha đất vườn, tập trung ở các xã Trung Chánh, Quới An, Trung Ngãi...

07/08/2014
Cà Phê Đặc Sản Lâm Đồng: Cà Phê Đặc Sản Lâm Đồng: "Thuận" Nhưng Chưa "Lợi"

Nằm ở độ cao từ 1.000m-1.500m, vùng đất các huyện, thành phía Bắc Lâm Đồng rất “thuận” về khí hậu, thổ nhưỡng để sản xuất các giống cà phê chè đặc sản có hương vị thơm ngon khác biệt, giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, lợi thế này đến nay vẫn chưa được phát huy tương xứng.

28/07/2014
Nuôi Trâu Cho Thu Nhập Cao Nuôi Trâu Cho Thu Nhập Cao

Trong điều kiện khó khăn chung hiện nay của ngành nông nghiệp tỉnh Bình Phước, việc tìm mô hình trong chăn nuôi, trồng trọt để nâng cao cuộc sống luôn là bài toán đặt ra với các hộ nông dân. Tìm lời giải cho bài toán đó, gia đình ông Nguyễn Hữu Đức ở tổ 19, ấp 11, xã Minh Hưng (Chơn Thành) đã thực hiện mô hình nuôi trâu.

07/08/2014
Bệnh Trắng Lá Mía Chưa Được Khống Chế Bệnh Trắng Lá Mía Chưa Được Khống Chế

Tuy được cảnh báo là dịch bệnh nguy hiểm nhưng đến nay, bệnh trắng lá mía trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) vẫn chưa được khống chế.

07/08/2014