Mô Hình Sử Dụng Phân NPK-S Lâm Thao Khép Kín Cho Lúa Đạt Năng Suất Cao
Vừa qua, tại xã Cao Xá (huyện Lâm Thao), Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức tham quan đầu bờ mô hình trình diễn sử dụng phân bón NPK-S khép kín (chuyên dùng) và ứng dụng bản đồ nông hóa trong bón phân cho cây lúa xuân trên đất phù sa.
Mô hình bón phân NPK-S khép kín cho cây lúa trên đất phù sa được thực hiện trên diện tích 1,5 ha với 27 hộ tham gia. Các hộ tham gia mô hình đã được hướng dẫn cách thức bón phân theo tỷ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng của cây lúa.
Qua đối chứng thực tế cho thấy, lúa được bón phân theo mô hình NPK-S khép kín cho năng suất cao hơn so với các công thức bón phân khác.
Cụ thể, lúa đạt trung bình 10,5 bông/khóm; gần 110 hạt/bông; tỷ lệ hạt chắc chiếm gần 90%. Năng suất lúa thực tế cao nhất ước đạt 265kg/sào tương đương gần 7,4 tấn/ha (cao hơn các công thức bón phân khác từ 0,5 đến 1 tấn/ha). Mặt khác, bón phân khép kín lúa ít bị nhiễm sâu bệnh hơn.
Mô hình ứng dụng bản đồ nông hóa trong bón phân cho cây lúa được thực hiện ở khu đất có hàm lượng đạm, lân dễ tiêu mức độ giàu, kali dễ tiêu mức độ khá nên các hộ tham gia mô hình được hướng dẫn giảm lượng phân lân cần bón 50kg/ha so với hướng dẫn chung. Kết quả, việc giảm lượng phân lân bón cho lúa có tác dụng làm tăng hiệu suất phân bón khoảng 120% so với bón đầy đủ theo hướng dẫn chung và giúp giảm chi phí phân bón.
Sau khi tham quan thực tế, các đại biểu đều đánh giá cao mô hình và mong muốn tiếp tục triển khai, mở rộng mô hình trong các vụ tiếp theo nhằm có thêm cơ sở khuyến cáo bà con nông dân áp dụng đại trà.
Có thể bạn quan tâm
Nói về kỹ thuật, ông Bằng chia sẻ: “Cây củ đậu dễ trồng. Khâu quan trọng nhất là phải làm luống, luống được làm hai lần: lần 1 (luống sơ bộ), lần 2 (luống hoàn chỉnh). Luống sơ bộ cách nhau khoảng 40 cm. Luống hoàn chỉnh, làm cách nhau khoảng 60 – 70 cm.
Vụ đông năm nay, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Dũng xây dựng mô hình 10 ha rau an toàn tại xã Cảnh Thụy.
Với chủ đề “Thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản: Cơ hội và thách thức”, Hội nghị thông tin đến cộng đồng các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp về định hướng phát triển, ưu tiên và môi trường đầu tư vào công nghiệp chế biến nông sản của Chính phủ.
Cùng với đó, huyện cần tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện giúp đỡ người dân chuyển từ chăn nuôi truyền thống nhỏ lẻ, sang chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao kiến thức, khoa học – kỹ thuật trong chăn nuôi cho người dân. Đó sẽ là điều kiện tốt cho ngành chăn nuôi của huyện ngày một phát triển, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân trên địa bàn.
Để bảo vệ cho cây trồng, vật nuôi trước những diễn biến bất thường của thời tiết, Ban Chỉ đạo phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi huyện Chợ Đồn đã tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương chủ động tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp để hạn chế thấp nhất những thiệt hại do giá rét gây ra...