Cà Phê Buôn Ma Thuột Đăng Ký Bảo Hộ Chỉ Dẫn Địa Lý Ở EU
Được sự ủy quyền của UBND tỉnh Đắk Lắk, Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột đang hoàn thiện hồ sơ để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột tại Liên minh châu Âu.
Trước đó, cùng với thành công trong việc yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột mà một doanh nghiệp đăng ký độc quyền tại nước này, Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột đã nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể tại 17 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Hiện nay, với sự giúp đỡ của Dự án hỗ trợ chính sách Đầu tư và Thương mại châu Âu, tỉnh Đắk Lắk đang xây dựng hồ sơ để đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột tại Liên minh châu Âu.
Ông Trịnh Đức Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột, cho biết, thời gian qua, các chuyên gia của Liên minh châu Âu thông qua Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam đã tổ chức những cuộc hội thảo, tập huấn để giúp tỉnh Đắk Lắk đăng ký chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột. Quá trình này thông thường mất khoảng 4-5 năm, tuy nhiên với sự giúp đỡ của Liên minh châu Âu thì có thể quá trình đăng ký chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột sẽ rút ngắn xuống còn khoảng 3 năm.
Hiệp hội phải hoàn thiện đầy đủ hồ sơ chứng minh truyền thống lịch sử trồng cà phê lâu đời; thứ hai là phải chứng minh được sự gắn liền giữa điều kiện tự nhiên của Buôn Ma Thuột với chất lượng của cà phê Buôn Ma Thuột; thứ ba là phải làm rõ hệ thống quản lý để làm sao truy xuất nguồn gốc hàng hóa, đảm bảo rằng cà phê tại chính nguồn gốc đó với chất lượng đó.
Hiện, cà phê của tỉnh Đắk Lắk đã được xuất khẩu tới 60 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo ông Trịnh Đức Minh, các sản phẩm cà phê bền vững có chứng nhận xuất xứ đang được bán cao hơn giá thông thường khoảng 15%. Việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột là một cách để khai thác thị trường hàng hóa cấp cao, nâng cao giá trị xuất khẩu của mặt hàng này.
Có thể bạn quan tâm
Trên diện tích đất canh tác 7 ha, anh Dưỡng xây dựng trang trại trồng hành, tỏi, cây ăn trái và chăn nuôi bò. Năm 2008, anh mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn 50 triệu đồng để đầu tư, cải tạo đất rẫy. Không ít người cho rằng cách làm của ông Dưỡng "khùng" sẽ chẳng đi đến đâu. Dám nghĩ, dám làm, anh trồng 1,6 ha xoài, 4 sào táo, 8 sào hành, còn lại trồng cỏ kết hợp với chăn nuôi bò vỗ béo.
Trở lại vùng sản xuất và kiểm định giống thuỷ sản tập trung An Hải (Ninh Phước), tôi chợt bâng khuâng nhớ về một ngày cách nay 20 năm, khi lần đầu tiên cùng một đồng nghiệp đi ngang qua đây để đến Phú Thọ, một thôn hẻo lánh thuộc phường Đông Hải (Phan Rang-Tháp Chàm).
Chúng tôi lấy làm ngạc nhiên khi chứng kiến mô hình xen canh nho- trôm độc đáo của anh Phương Bảo Toàn 51 tuổi ở thôn Đắc Nhơn 1, xã Nhơn Sơn. Hàng chục cây trôm thẳng đứng tỏa cành tạo “mái che” xanh mát cho vườn nho đang mùa đơm bông kết trái. Mô hình nho- trôm đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp gia đình anh bảo đảm cuộc sống no ấm, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Trong khi nông dân ương cá tra giống ở ĐBSCL quyết định lấp ao do giá cá rớt mạnh, không còn vốn duy trì sản xuất, thì phong trào đào ao từ đất ruộng để nuôi cá lóc lại phát triển rầm rộ, dù đầu ra sản phẩm vẫn còn là câu hỏi lớn.
Được sự giới thiệu của Hội Nông dân xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, chúng tôi tìm đến gia đình ông Nguyễn Thành Nga nông dân sản xuất giỏi của địa phương.