Mô Hình Sử Dụng Phân NPK-S Lâm Thao Khép Kín Cho Lúa Đạt Năng Suất Cao

Vừa qua, tại xã Cao Xá (huyện Lâm Thao), Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức tham quan đầu bờ mô hình trình diễn sử dụng phân bón NPK-S khép kín (chuyên dùng) và ứng dụng bản đồ nông hóa trong bón phân cho cây lúa xuân trên đất phù sa.
Mô hình bón phân NPK-S khép kín cho cây lúa trên đất phù sa được thực hiện trên diện tích 1,5 ha với 27 hộ tham gia. Các hộ tham gia mô hình đã được hướng dẫn cách thức bón phân theo tỷ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng của cây lúa.
Qua đối chứng thực tế cho thấy, lúa được bón phân theo mô hình NPK-S khép kín cho năng suất cao hơn so với các công thức bón phân khác.
Cụ thể, lúa đạt trung bình 10,5 bông/khóm; gần 110 hạt/bông; tỷ lệ hạt chắc chiếm gần 90%. Năng suất lúa thực tế cao nhất ước đạt 265kg/sào tương đương gần 7,4 tấn/ha (cao hơn các công thức bón phân khác từ 0,5 đến 1 tấn/ha). Mặt khác, bón phân khép kín lúa ít bị nhiễm sâu bệnh hơn.
Mô hình ứng dụng bản đồ nông hóa trong bón phân cho cây lúa được thực hiện ở khu đất có hàm lượng đạm, lân dễ tiêu mức độ giàu, kali dễ tiêu mức độ khá nên các hộ tham gia mô hình được hướng dẫn giảm lượng phân lân cần bón 50kg/ha so với hướng dẫn chung. Kết quả, việc giảm lượng phân lân bón cho lúa có tác dụng làm tăng hiệu suất phân bón khoảng 120% so với bón đầy đủ theo hướng dẫn chung và giúp giảm chi phí phân bón.
Sau khi tham quan thực tế, các đại biểu đều đánh giá cao mô hình và mong muốn tiếp tục triển khai, mở rộng mô hình trong các vụ tiếp theo nhằm có thêm cơ sở khuyến cáo bà con nông dân áp dụng đại trà.
Related news

Mít Long Khánh (Đồng Nai) từ lâu không còn xa lạ với giới “sành cây trái” nữa. Từ Long Khánh, những trái mít ngọt thơm đã đi khắp các tỉnh, thành. Những lúc vào mùa thu hoạch mít rộ nên con đường chính từ xã Bình Lộc, Bảo Quang ra thị xã tấp nập xe ra vào chở mít.

Cùng với những sản phẩm nổi tiếng như gà đồi, chè sạch, mật ong hoa rừng Yên Thế (Bắc Giang) sản xuất tại CLB nuôi ong xã Hồng Kỳ được nhiều người biết đến bởi ưu thế đặc sánh, sạch, thơm tinh khiết.

Nếu thời tiết thuận lợi, gia đình anh sẽ thu hoạch được khoảng 4,5 - 5tấn xoài, nếu giá bán bình quân trong dịp tết từ 25 - 30 ngàn đồng/kg đối với xoài Cát Chu; từ 75 - 80 ngàn đồng/kg xoài cát Hòa Lộc thì gia đình anh thu nhập khoảng trên 40 triệu đồng.

Mỗi năm, khi nước lũ rút dần, những bãi bồi ven sông, kênh lại được phủ thêm lớp phù sa màu mỡ. Đó cũng là lúc nghề ươm cây con khởi động. Cây con được cung ứng cho các nhà vườn với đủ chủng loại, không chỉ quan trọng về số lượng mà còn quyết định chất lượng của “những mùa vàng” vào dịp cuối năm.

Nhiều nhà vườn làm trái cây bán tết dịp này buồn nhiều hơn vui. Vì năm nay thời tiết bất thường, đa số các vườn chọn cách xử lý cây cho trái bán dịp Tết Nguyên đán đều không thành công.