Nuôi Lợn Bằng Men Vi Sinh
Vợ chồng anh Lương Văn Luyên (1972) và chị Lang Thị Hà (1970) tại bản Kẹ Lè, xã Châu Hội là những người đầu tiên áp dụng công nghệ nuôi lợn sạch bằng phương pháp ủ men vi sinh nền đệm lót sinh học ở Qùy Châu. Đây là phương pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh có thể xảy ra cho người và vật nuôi.
Hiện nay, mô hình chăn nuôi lợn sạch của gia đình anh Luyên, chị Hà đang được triển khai xây dựng. Theo bản đó anh đưa thì tổng diện tích xây dựng là 1.200 m2 với đầu tư là 1.800.000.000 đồng. Sau khi hoàn thành, trang trại sẽ đáp ứng được nhu cầu thịt lợn sạch, cung cấp được nguồn lợn giống tốt, đảm bảo chất lượng cũng như tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho lao động địa phương.
Để đề phòng rủi ro, trước đó một tháng, anh Luyên đã xây và nuôi thử nghiệm 40 con lợn giống, bao gồm lợn cỏ và lợn đã được lai với lợn rừng. Nhận thấy nuôi theo phương pháp này lợn lớn nhanh, ít dịch bệnh, không mùi hôi thối như cách nuôi cũ, anh Luyên mạnh dạn cho xây dựng mô hình nuôi lợn sạch ngay tại vườn nhà mình.
Trong phương pháp chăn nuôi này, thực phẩm được lên men rồi cho lợn ăn, hoàn toàn không sử dụng thức ăn công nghiệp. Thức ăn chính được sử dụng đó là các loại cám gạo, ngô và sắn. Lợn được cho ăn rau củ và sử dụng những thức ăn có sẵn trên địa bàn, phụ phẩm nông nghiệp điều này đã tận dụng được triệt để lợi thế của địa phương sử dụng trấu, mùn cưa, cát và chế phẩm sinh học để làm đệm, giúp phân hủy tốt chất thải tại chỗ.
Dần dần anh tính sẽ sản xuất nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là ngô, đậu tương để tăng cường hiệu quả tiêu hoá, an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm ô nhiễm môi trường. Nhờ vậy, tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho thức ăn chăn nuôi, lợn lại có thể tăng dinh dưỡng, đảm bảo chất lượng thịt thương phẩm an toàn, thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Anh Luyên cho biết thêm, tốc độ tăng trưởng khi nuôi bằng phương thức sạch có chậm hơn một chút so với nuôi bằng thức ăn công nghiệp, tuy vậy vẫn đảm bảo tốc độ lên cân. Với quy trình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học, lợn vận động nhiều, thịt chắc khỏe, tỷ lệ nạc cao, có màu sắc đẹp, mùi vị thơm ngon được người tiêu dùng ưa chuộng. Không chỉ vậy, đệm lót sau thời gian 2-3 năm còn có thể tái sử dụng làm phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch.
Mặc dầu vậy, phương pháp chăn nuôi lợn thịt sạch này vẫn chưa được hưởng ứng nhiều. Nguyên nhân là do bà con chưa được tiếp xúc nhiều với công nghệ chăn nuôi hiện đại. Cùng với đó là việc phải đầu tư nguồn vốn ban đầu khá lớn, khiến người dân còn e dè với mô hình chăn nuôi này. Khi mô hình chăn nuôi của gia đình anh Luyên đạt hiệu quả kinh tế cao, thì trên địa bàn huyện mới có thêm nhiều mô hình chăn nuôi lợn sạch, thân thiện với môi trường...
Có thể bạn quan tâm
Cần quản lý chặt chẽ chất lượng tôm giống là vấn đề đặt ra khi trải qua nhiều biến cố của vụ mùa năm 2012: dịch bệnh hoành hành, giá tôm nguyên liệu giảm mạnh, biến đổi khí hậu,… gây thất thu cho người nuôi tôm. Nguyên nhân chính vẫn là do chất lượng tôm giống không bảo đảm.
Hiện nay, giá gà tam hoàng các trang trại ở Đồng Nai bán ra chỉ còn 37 - 38 ngàn đồng/kg, giảm 7-8 ngàn đồng/kg so với đầu tháng 3-2013. Như vậy, chỉ trong khoảng 20 ngày, giá gà tam hoàng trên địa bàn tỉnh đã giảm 13 - 14 ngàn đồng/kg.
Vài năm gần đây, để tạo nguồn thu nhập trong những mùa biển vụ bấc, bà con ngư dân Phan Thiết đã đưa nghề bẫy bắt tôm hùm con vào hoạt động. Từ đây, nhiều tuyến biển gần bờ phục vụ giao thông, du lịch bị phủ đầy phao nổi của lưới bẫy bắt tôm hùm. Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đảm bảo an toàn giao thông trên biển và tạo không gian thông thoáng cho các môn thể thao dưới nước, vừa qua, TP. Phan Thiết đã ra quân kiểm tra, xử lý khu vực “nóng” thường xuyên xảy ra tình trạng đặt bẫy tôm hùm con trái phép.
TS Đặng Kim Sơn nhấn mạnh như vậy tại buổi giao lưu trực tuyến “Tiếp sức cho nông dân” do Báo điện tử Dân Việt - Báo NTNN tổ chức cuối tuần qua. Rất nhiều bạn đọc đã gửi câu hỏi đề cập đến Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM).
Huyện Châu Thành từ lâu được biết đến là vùng chuyên canh bưởi Năm Roi đặc sản của Hậu Giang. Nhờ cây bưởi mà nhiều hộ nông dân thoát nghèo làm giàu. Tuy nhiên, thời gian gần đây giá bưởi bấp bênh, sâu bệnh hoành hành chưa có thuốc đặc trị, làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và thu nhập của bà con nông dân