Mô Hình Sản Xuất Tỏi Theo Hướng An Toàn

Ngày 01-3, tại xã Nhơn Hải (Ninh Hải), Ban quản lý Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Trung tâm tư vấn và phát triển công nghệ (Viện nghiên cứu bông và phát triển nông nghiệp Nha Hố) tổ chức Hội thảo đầu bờ Mô hình sản xuất tỏi theo hướng an toàn.
Tại đây, gần 100 nông dân trên địa bàn được hướng dẫn quy trình sản xuất tỏi từ công đoạn chuẩn bị đến khi thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch, một số kỹ thuật lựa chọn và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả kinh tế và tính bền vững của quy trình sản xuất an toàn,…Mô hình được triển khai từ tháng 12/2012, trên diện tích 22,5 ha tại xã Nhơn Hải với sự tham gia của 80 hộ dân. Bên cạnh việc được tập huấn kỹ thuật trong suốt quá trình sản xuất, các hộ tham gia mô hình còn được hỗ trợ 10% giống, một phần thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học,…
Có thể bạn quan tâm

Khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Châu Á Thái Bình Dương (TPP), sản phẩm chăn nuôi nhập vào thị trường trong nước có mức thuế bằng 0%. Ngành chăn nuôi sẽ phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh gay gắt ngay trên "sân nhà".

Phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, vốn đầu tư ít, dễ chăm sóc, lại được trồng liên vụ cho thu nhập ổn định, cây khoai sáp đang được nhiều nông dân xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) lựa chọn để thay thế cho những cánh đồng 1 vụ đang khát nước.

Đến nay, mô hình cánh đồng lớn được triển khai tại 39 điểm, trên địa bàn 18 xã ở các huyện trong tỉnh Cà Mau với quy mô hơn 8.500 ha.

Sáng 25-9, Sở KH-CN đã tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu nhân nhanh invitro gốc ghép để tạo cây giống tiêu ghép có khả năng chống chịu bệnh chết nhanh trên địa bàn tỉnh BR-VT.

Đến vùng cao Ba Tơ, nhắc đến cây tiêu người ta nghĩ ngay đến vùng đất Ba Lế, bởi đây là đặc sản nổi tiếng một thời.