Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Sản Xuất Chè Bảo Đảm Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

Mô Hình Sản Xuất Chè Bảo Đảm Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm
Ngày đăng: 27/11/2013

Trên địa bàn Nghệ An việc sản xuất, chế biến chè công nghiệp đã có từ lâu. Nhưng để sản phẩm chè bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đạt hiệu quả cao thì việc xây dựng thực hiện mô hình sản xuất chè theo hướng VietGap như Dự án cạnh tranh nông nghiệp hỗ trợ tại 2 huyện Thanh Chương và Anh Sơn cần được quan tâm nhân rộng…

Nghệ An là tỉnh có diện tích chè tương đối lớn. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 7.000 ha, trong đó khoảng 5.200 ha chè kinh doanh, năng suất trung bình đạt 10,7 tấn/ha, có nơi thâm canh cao đạt 15 tấn/ha. Với diện tích và sản lượng lớn nhưng việc đầu tư phân bón còn thấp và chưa cân đối, việc kiểm soát chất lượng chưa được chú trọng đúng mức khiến năng suất chưa tương xứng với tiềm năng và sản phẩm sản xuất ra còn chưa đủ sức cạnh tranh. Một số sản phẩm chè khô Nghệ An còn có hàm lượng kim loại nặng, dư lượng thuốc BVTV cao vượt ngưỡng quy định. Qua điều tra khảo sát sản xuất chè tại 2 huyện Anh Sơn và Thanh Chương cho thấy: Phương thức canh tác còn tự phát, đầu tư phân bón chưa đúng mức, thuốc BVTV còn sử dụng tùy tiện, các hộ nông dân chưa được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật về thâm canh cây chè, nhất là chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM nên năng suất chè mới đạt bình quân trên 11 tấn/ha, nguyên liệu chè chưa đảm bảo tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó việc áp dụng đồng bộ, phổ biến rộng rãi quy trình sản xuất chè theo hướng VietGap tại các vùng sản xuất chè Nghệ An là yêu cầu bức thiết hiện nay.

Được sự hỗ trợ của Dự án cạnh tranh Nông nghiệp Nghệ An, Công ty TNHH Tư vấn Dịch vụ KHKT NN Thái An đã triển khai thực hiện hợp đồng tư vấn “Xây dựng mô hình sản xuất chè theo hướng Vietgap” trên 2 vùng trồng chè lớn là huyện Anh Sơn và huyện Thanh Chương, nhằm mục tiêu chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về sản xuất an toàn đến người trồng chè, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hướng tới một nền nông nghiệp xanh sạch, mang hiệu quả kinh tế, cải thiện cuộc sống cho nông dân.

Sau khi điều tra khảo sát, đơn vị tư vấn đã chọn 4 xã: Phúc Sơn và Long Sơn (Anh Sơn); Thanh Thủy và Thanh Thịnh (Thanh Chương) để triển khai xây dựng mô hình sản xuất chè theo hướng ViệtGap, trên diện tích 6 ha. Đây là diện tích chè của các hộ dân đã được trồng bằng các giống chè cành PH1, LDP1, LDP2. Quá trình triển khai mặc dù gặp không ít khó khăn về thời tiết nắng nóng, hạn hán, nhưng đơn vị tư vấn đã phối hợp làm tốt các khâu công việc nên đã đem lại kết quả cao. Bên cạnh lựa chọn các hộ nông dân, ký cam kết thực hiện mô hình, tổ chức tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất chè an toàn theo hướng VietGAP với các nội dung thiết thực như: sinh lý cây chè sau đốn, hái và các biện pháp canh tác tổng hợp & phòng trừ sâu bệnh hại, kỹ thuật hái chè và phương pháp bảo quản sau thu hoạch...

Đơn vị tư vấn còn cử cán bộ kỹ thuật, phối hợp cùng cán bộ khuyến nông các xã tham gia dự án tổ chức chỉ đạo và giám sát bón phân tại các hộ tham gia mô hình theo đúng quy trình kỹ thuật; tổ chức và giám sát các hộ xây dựng mô hình tuân thủ chặt chẽ quy trình. Định kỳ hàng tháng, từng thời kỳ sinh trưởng đơn vị đã theo dõi, kiểm tra; hướng dẫn người dân chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho chè. Tại các điểm thực hiện mô hình bà con được dự án cấp bón bình quân cho 1 ha: 4 tấn phân hữu cơ sinh học, 900 kg phân Ure, 600 kg phân Lân Supe, 350 kg phân Kaly, 30 lít chế phẩm sinh học, 20 lít thuốc BVTV sinh học, 600 kg vôi bột. Nhờ đó cây chè được đầu tư thâm canh đúng mức, chăm sóc chu đáo nên phát triển tốt không chỉ đạt năng suất sản lượng cao mà còn đảm bảo được các tiêu chí về chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mang lại giá trị kinh tế vượt trội.

Qua tìm hiểu được biết, tất cả các điểm triển khai mô hình đất đai, nguồn nuớc tưới cho chè tại địa điểm triển khai mô hình không bị ô nhiễm nặng về sinh học, hoá học. Các chỉ tiêu về chất lượng đất trồng chè và nguồn nước tưới đã được kiểm tra, phân tích đúng theo quy định và có các biện pháp xử lý thích hợp. Năng suất các điểm tại các mô hình đều từ 19,5 – 20 tấn/ha, tăng 8-9 tấn/ha so với diện tích đối chứng. Đặc biệt chất lượng sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Sản phẩm chủ yếu là chè loại 1, loại 2, hầu như không có chè loại 3. Giá bán trung bình chè loại 1 và loại 2 đạt từ 4.500 đồng/kg đến 5000 đồng/kg. Bình quân 1 ha sản xuất theo hướng Vietgap, người nông dân đạt doanh thu 87.750 ngàn đồng, trừ chi phí còn thu lãi thuần là 55.960.000 đồng, cao hơn so với đối chứng là 28.950.000 đồng.

Tuy nhiên nếu khắc phục được hạn chế về nguồn nước tưới thiếu chủ động tránh phụ thuộc vào thời tiết khí hậu; kéo các doanh nghiệp vào liên minh liên kết tập trung đầu tư xây dựng vùng chuyên canh sản xuất chè đáp ứng tiêu chuẩn Vietgap gắn với đăng ký để bảo hộ thương hiệu, chắc chắn giá bán cao hơn, sức cạnh tranh mạnh hơn và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích sẽ lớn hơn hiện nay.

Tiếp xúc với người tham gia mô hình mọi người đều tự thấy, để đưa vùng phát triển bền vững cho hiệu quả cao không có con đường nào tốt hơn là phải đầu tư thâm canh theo quy trình VietGap. Vì thế sau khi kết thúc mô hình, nhiều hộ trồng chè trong vùng đã áp dụng các biện pháp thâm canh sản xuất chè bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.


Có thể bạn quan tâm

Dự Báo Sản Lượng Cà Phê Vụ 2013 - 2014 Sụt Giảm Mạnh Ở Tây Nguyên Dự Báo Sản Lượng Cà Phê Vụ 2013 - 2014 Sụt Giảm Mạnh Ở Tây Nguyên

Theo Hiệp hội Cà phê - ca cao Việt Nam, niên vụ thu hoạch cà phê 2013 - 2014 sắp tới, ngành cà phê Tây Nguyên đối mặt nhiều khó khăn. Theo đó, thời điểm này mưa đã rải đều toàn vùng Tây Nguyên, độ ẩm cao tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, phát triển, gây hại cho cà phê.

07/05/2013
Thoát Nghèo Từ Nuôi Lươn Thoát Nghèo Từ Nuôi Lươn

Mô hình nuôi lươn trong bể bạt giúp hàng chục hộ dân ở khóm Long Hưng 2, phường Mỹ Thới (TP.Long Xuyên - An Giang) thoát nghèo, ổn định kinh tế gia đình. Mô hình này hình thành trên 10 năm nay và phát triển mạnh gần đây.

09/05/2013
Nuôi Tôm Vượt Khó Nuôi Tôm Vượt Khó

Đến cuối tháng 4/2013, vụ nuôi tôm qua gần 1 tháng nhưng vùng ven biển thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) vẫn chưa thấy cảnh người nuôi bận rộn, ngược xuôi lo vào vụ.

11/05/2013
Tiến Độ Thả Tôm Giống Khá Chậm Do Lo Ngại Dịch Bệnh Bùng Phát Ở Bình Định Tiến Độ Thả Tôm Giống Khá Chậm Do Lo Ngại Dịch Bệnh Bùng Phát Ở Bình Định

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT Bình Định, vụ nuôi tôm năm nay, do lo ngại dịch bệnh bùng phát và thiếu vốn đầu tư sản xuất nên người dân các địa phương trong tỉnh Bình Định thả nuôi tôm giống khá chậm. Đến nay, toàn tỉnh mới chỉ thả nuôi được 1.750/2.243 ha, chiếm 78% diện tích nuôi tôm hiện có (bằng 82,8% so với diện tích thả tôm cùng kỳ năm trước). Trong đó, 380 ha thả tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh, bán thâm canh; nuôi quảng canh cải tiến xen với các đối tượng thủy sản khác 1.370 ha.

13/05/2013
Triển Khai Chương Trình Sản Xuất Hồ Tiêu Theo Tiêu Chuẩn Nông Nghiệp Bền Vững Ở Cư Kuin (Dak Lak) Triển Khai Chương Trình Sản Xuất Hồ Tiêu Theo Tiêu Chuẩn Nông Nghiệp Bền Vững Ở Cư Kuin (Dak Lak)

UBND huyện Cư Kuin (Dak Lak) vừa có văn bản triển khai Chương trình phát triển sản xuất hồ tiêu theo hướng bền vững Raiforest Alliance với diện tích từ 100 - 200 ha, sản lượng từ 200 - 400 tấn tiêu đen/năm trên địa bàn 2 xã Ea Bhôk và Ea Ning.

14/05/2013