Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Từ Nuôi Lợn

Thoát Nghèo Từ Nuôi Lợn
Ngày đăng: 15/06/2013

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông nghèo, cuộc sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và trông chờ vào cây lúa nước. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, Nguyễn Văn Hải (xóm Đằm, xã Dân Chủ, thành phố Hoà Bình) luôn lung nấu trong đầu ý tưởng về phát triển kinh tế gia đình để làm sao thoát nghèo.

Với quyết tâm dám nghĩ, dám làm anh đã mạnh dạn đầu tư vào nuôi lợn thương phẩm. Ban đầu cầm trong tay số vốn ít ỏi mà bao năm gia đình tích góp được, anh nuôi với số lượng ít khoảng 10-12 con/lứa, lứa này kế tiếp lứa kia, trừ chi phí anh lãi được một số vốn kha khá. Lúc này anh bàn với vợ con dùng số tiền này để mua thêm lợn về nuôi.

Hiện nay trung bình mỗi lứa anh nuôi từ 30-40 con. Một năm anh nuôi đuợc 3 lứa lợn và thời gian nuôi từ 3-4 tháng là cho xuất chuồng. Anh Hải vui mừng nói: “một năm xuất chuồng được từ 4-5 tấn lợn hơi, trừ chi phí công cán gia đình tôi thu về khoảng 30 triệu/năm.” Biết đầu tư tính toán, học tập qua sách, báo, tài liệu và tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt của xã.

Từ những kiến thức tiếp thu được, anh đã suy nghĩ chăn nuôi phải làm sao có lãi lên anh đã tận dụng tối đa chi phí trong chăn nuôi, anh đã tận dụng bã rượu, tận dụng nước “rác” của các nhà hàng, khánh sạn để làm thức ăn cho lợn. Ngày ngày 2 vợ chồng thay phiên nhau đi lấy rồi nấu thêm với cám cho lợn ăn. Lợn giống thì anh thường chọn những con thưa lông, mình dài, mông to… những con như vậy mới có “tướng lớn”.

Không phụ công người đàn lợn của anh cứ lớn nhanh, da dẻ hồng hào nên lợn của gia đình anh lúc nào cũng bán được giá rất cao. Không chỉ chăn nuôi mà anh còn mở thêm một cái quán nhỏ bán hàng tạp hóa để phục vụ bà con trong thôn, xóm và cũng là để tăng thu nhập thêm cho gia đình. Không bao lâu anh đã xây được ngôi nhà 2 tầng khang trang cho vợ con, mua sắm đầy đủ tiện nghi sinh hoạt trong gia đình.

Tuy với quy mô nhỏ của anh Hải nhưng bằng nghị lực vượt khó của bản thân, anh Hải xứng đáng là tấm gương cho những nông dân dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Lập nghiệp bằng nghề nuôi lợn nâng cao thu nhập cho gia đình, gia đình anh được dánh giá là hộ sản xuất giỏi. Được nhiều người trong thôn xóm biết đến và học hỏi anh để thoát nghèo.


Có thể bạn quan tâm

“Vua” Của Những Nông Sản Khổng Lồ “Vua” Của Những Nông Sản Khổng Lồ

Khoai mỡ nặng từ 15 đến 60 kg, buồng chuối xiêm 40 nải, đu đủ dài quá khổ... là những sản vật vườn nhà của nông dân Nguyễn Hoàng Oanh ở tỉnh Sóc Trăng.

27/06/2013
Phòng Sâu Đục Trái Bưởi Bằng Ny-Lông Phòng Sâu Đục Trái Bưởi Bằng Ny-Lông

Trong khi sâu đục trái bưởi hiện chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu, thì nhiều nhà vườn ở ĐBSCL đã dùng túi ny-lông bao trái, kết hợp biện pháp phòng trị tổng hợp bước đầu mang lại hiệu quả.

06/06/2013
Người Giúp Đất Nghèo Chuyển Mình Người Giúp Đất Nghèo Chuyển Mình

Ở bản Xốp Thập, xã Hữu Lập (Kỳ Sơn, Nghệ An) nhiều người đều thầm cảm ơn ông Kha Văn Phon, Trưởng bản vì với tư cách Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, ông đã giúp bà con tiếp cận với đồng vốn ưu đãi của Ngân hàng dễ dàng hơn, từ đó có điều kiện cải thiện cuộc sống. Không những thế, ông còn là một gương điển hình làm kinh tế giỏi, xứng đáng để bà con trong bản học tập.

27/06/2013
Hỗ Trợ Để Giúp Nông Dân Đứng Vững Hỗ Trợ Để Giúp Nông Dân Đứng Vững

TS Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Ipsard cho biết, qua kết quả điều tra từ hơn 3.000 hộ nông dân cho thấy, nông nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu và người nông dân là những người phát huy nội lực cao nhất, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

28/06/2013
Bấp Bênh Làng Cá Khô Khoai Cái Đôi Vàm Bấp Bênh Làng Cá Khô Khoai Cái Đôi Vàm

Ở các làng nghề ven biển, nhiều bà con chuyển sang làm nghề khác do thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào, nhất là nghề chế biến cá khô. Riêng nghề làm cá khô khoai ở Cái Đôi Vàm 2 năm trở lại đây không còn nhộn nhịp như những năm trước.

28/06/2013