Mô Hình Nuôi Rắn Hổ Trâu Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Năm 1999, anh Nguyễn Văn Tiền từ quê Thanh Hóa vào lập nghiệp tại thôn 11 xã Ia T’mốt (huyện Ea Súp, Đắk Lắk). Sau khi lập gia đình, năm 2004 do một tai nạn không may, anh mất đi 2 bàn chân. Cuộc sống dường như đã chao đảo, mất phương hướng nhưng vai trò là trụ cột gia đình đã không cho phép anh gục ngã, nản lòng. Từ sự cố đó, anh Tiền xác định chăn nuôi là phù hợp nhất với điều kiện bản thân và gia đình.
Từ năm 2005, anh Tiền bắt tay vào nuôi nhím, dế, dúi, kỳ đà… Những loài vật nuôi này cho giá trị kinh tế tương đối cao nhưng do anh chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc nên chỉ mang lại hiệu quả trong một thời gian nhất định. Đến năm 2010, anh Tiền mạnh dạn chuyển hướng sang nuôi rắn hổ trâu. Vừa nuôi, anh vừa tìm tòi, học hỏi kiến thức kinh nghiệm qua sách báo, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Để rắn hổ trâu nhanh lớn, anh đã dựa vào điều kiện khí hậu của địa phương xây dựng mô hình rắn nuôi bán tự nhiên.
Ngoài diện tích xây chuồng khép kín, anh còn tạo một khoảng vườn tự nhiên tạo thông thoáng cho khu vực nuôi. Trung bình để nuôi được 1 tạ rắn thì phải mất 5 tạ thức ăn, ban đầu nuôi với số lượng ít thì có thể tiết kiệm bằng cách đi soi ếch, cóc, nhái vào ban đêm mang về cho rắn ăn nhưng khi số lượng rắn nhiều lên mà thức ăn phải mua hoàn toàn thì rất tốn kém.
Để bảo đảm lượng thức ăn cho hàng trăm con rắn, anh Tiền quyết định mua ếch về nhân giống và nuôi làm thức ăn thường xuyên cho rắn, nhờ vậy đã tiết kiệm được một khoản khá lớn.
Năm 2011, mô hình nuôi rắn hổ trâu đã mang lại cho gia đình anh nguồn lãi 80 triệu đồng. Hiện tại, trong chuồng rắn nhà anh có khoảng 200 rắn hổ trâu đã sinh sản, dự tính số rắn con anh sẽ để lại nuôi và bán 200 con đủ thời gian thu hoạch. Dự tính nếu giá bán từ 500.000/kg thì anh sẽ thu lãi hơn 100 triệu đồng.
Theo anh Tiền chia sẻ, những hộ nghèo không có điều kiện đầu tư vốn cao thì nuôi rắn rất hiệu quả, tốn ít vốn mà giá cả khá ổn định, mỗi hộ có thể nuôi khoảng 10 con, đến cuối năm có thể thu về 20 - 30 triệu đồng. Anh cũng sẵn sàng chia sẻ về kinh nghiệm nuôi rắn, kỹ thuật làm chuồng cho những hộ có nhu cầu tìm hiểu.
Có thể bạn quan tâm
“Có nhiều cái chúng tôi được Nhà nước lo cho. Nhưng quan trọng là chúng tôi được Nhà nước tuyên truyền, tập huấn, chỉ dẫn để có một tư duy mới, nếp sống mới, cách thức làm ăn mới tốt hơn” – ông Lù Văn Đán, dân bản Chai Chanh, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu tâm sự.
Đến thôn Cổ Dương (xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà Nội), chúng tôi được giới thiệu tới thăm trang trại gà của anh Trần Văn Hiệu. Với kinh nghiệm hơn 20 năm nuôi gà, anh Hiệu đã từ hai bàn tay trắng trở thành tỷ phú.
Sau khi Việt Nam trúng 2 gói thầu xuất khẩu gạo với khối lượng gần 1,5 triệu tấn sang Indonesia và Philippines, có thông tin cho rằng lượng gạo dự trữ Việt Nam còn rất ít. Tuy nhiên, đại diện Bộ NNPTNT khẳng định, Việt Nam hiện vẫn còn dư từ 7,5-7,8 triệu tấn lúa cho xuất khẩu.
Nữ doanh nhân Nguyễn Thị H. dành hẳn toàn bộ sân thượng trong ngôi nhà to ở quận 10 để trồng rau củ các loại. Nhờ có người giúp việc chăm sóc kỹ lưỡng, vườn rau nhà chị này không những cung cấp cho cả nhà ăn dư, mà mỗi lần gặp gỡ bạn hàng, đối tác thân quen lâu năm, chị lại mang theo rau tự trồng đến tặng.
Không đắt, hiếm và khó tìm như nhiều loại quả đặc sản nổi tiếng khác, nhưng với mùi thơm nhẹ và vị chua ngọt giòn, ổi rừng thừa sức làm xiêu lòng nhiều chị em ở thành thị.