Mô Hình Nuôi Rắn Hổ Trâu Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Năm 1999, anh Nguyễn Văn Tiền từ quê Thanh Hóa vào lập nghiệp tại thôn 11 xã Ia T’mốt (huyện Ea Súp, Đắk Lắk). Sau khi lập gia đình, năm 2004 do một tai nạn không may, anh mất đi 2 bàn chân. Cuộc sống dường như đã chao đảo, mất phương hướng nhưng vai trò là trụ cột gia đình đã không cho phép anh gục ngã, nản lòng. Từ sự cố đó, anh Tiền xác định chăn nuôi là phù hợp nhất với điều kiện bản thân và gia đình.
Từ năm 2005, anh Tiền bắt tay vào nuôi nhím, dế, dúi, kỳ đà… Những loài vật nuôi này cho giá trị kinh tế tương đối cao nhưng do anh chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc nên chỉ mang lại hiệu quả trong một thời gian nhất định. Đến năm 2010, anh Tiền mạnh dạn chuyển hướng sang nuôi rắn hổ trâu. Vừa nuôi, anh vừa tìm tòi, học hỏi kiến thức kinh nghiệm qua sách báo, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Để rắn hổ trâu nhanh lớn, anh đã dựa vào điều kiện khí hậu của địa phương xây dựng mô hình rắn nuôi bán tự nhiên.
Ngoài diện tích xây chuồng khép kín, anh còn tạo một khoảng vườn tự nhiên tạo thông thoáng cho khu vực nuôi. Trung bình để nuôi được 1 tạ rắn thì phải mất 5 tạ thức ăn, ban đầu nuôi với số lượng ít thì có thể tiết kiệm bằng cách đi soi ếch, cóc, nhái vào ban đêm mang về cho rắn ăn nhưng khi số lượng rắn nhiều lên mà thức ăn phải mua hoàn toàn thì rất tốn kém.
Để bảo đảm lượng thức ăn cho hàng trăm con rắn, anh Tiền quyết định mua ếch về nhân giống và nuôi làm thức ăn thường xuyên cho rắn, nhờ vậy đã tiết kiệm được một khoản khá lớn.
Năm 2011, mô hình nuôi rắn hổ trâu đã mang lại cho gia đình anh nguồn lãi 80 triệu đồng. Hiện tại, trong chuồng rắn nhà anh có khoảng 200 rắn hổ trâu đã sinh sản, dự tính số rắn con anh sẽ để lại nuôi và bán 200 con đủ thời gian thu hoạch. Dự tính nếu giá bán từ 500.000/kg thì anh sẽ thu lãi hơn 100 triệu đồng.
Theo anh Tiền chia sẻ, những hộ nghèo không có điều kiện đầu tư vốn cao thì nuôi rắn rất hiệu quả, tốn ít vốn mà giá cả khá ổn định, mỗi hộ có thể nuôi khoảng 10 con, đến cuối năm có thể thu về 20 - 30 triệu đồng. Anh cũng sẵn sàng chia sẻ về kinh nghiệm nuôi rắn, kỹ thuật làm chuồng cho những hộ có nhu cầu tìm hiểu.
Related news

Vụ đông năm 2014, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) đã phối hợp với Công ty TNHH Huy Hùng Thái Nguyên triển khai mô hình trồng giống khoai tây Sinora với quy mô 20ha trên địa bàn, tập trung chủ yếu ở các xã: Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Động Đạt, Yên Lạc, Vô Tranh và thị trấn Đu.

Chị Nguyễn Thị Bích Như - một nhà vườn trồng bưởi ở thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành - phấn khởi: “Nhà tôi trồng gần 50 công bưởi xen canh với cam. Với giá bán cao như hiện nay, gia đình tôi và bà con lối xóm sẽ được đón cái Tết tươm tất sau nhiều năm bưởi rớt giá thê thảm”.

Báo Hải quan dẫn thông tin từ Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh cho biết, hiện tại việc xuất nhập khẩu hàng hóa với phía Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường. Thủ tục tờ khai chỉ mất từ 3 - 5 phút. Tuy nhiên, dưa hấu không thể vận chuyển sang bằng xe tải với số lượng lớn mà phải chuyển từng quả từ xe này sang xe kia nên mới diễn ra tình trạng ùn ứ hiện nay.

Mô hình do Chi cục Bảo vệ thực vật hướng dẫn, thực hiện từ tháng 2-12/2014. Nông dân tham gia trồng dưa hấu được hỗ trợ 50% chi phí mua giống và kỹ thuật trồng theo hướng giảm lượng phân, thuốc bảo vệ thực vật nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. 3 giống dưa được trồng thí điểm là Mặt Trời Đỏ, Xuân Lan và Thành Long 522.

Mặc dù giá mủ cao su trong 6 tháng cuối năm 2014 giảm sâu và hiện nay ở mức trên dưới 30 triệu đồng/tấn, nhưng trong năm 2014 Cty CP Cao su Đồng Phú (Bình Phước) có giá bán bình quân 38 triệu/tấn, trong khi giá thành là 33 triệu đồng, lãi 5 triệu đồng/tấn. Tổng lợi nhuận sau thuế đạt 230 tỷ đồng. Nộp ngân sách 69 tỷ đồng.