Mô hình nuôi quảng canh cải tiến cá nước ngọt đạt hiệu quả cao

Mô hình thực hiện tại hộ ông Huỳnh Ngọc Thạch (ở thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú), quy mô ao nuôi 2.000m2, Nhà nước hỗ trợ 100% con giống (4.000 con với các loại cá rô phi, cá chép, cá trôi, cá mè) và 50% tiền mua thức ăn.
Qua 4 tháng thả nuôi, tỉ lệ cá sống đạt 85%, năng suất bình quân đạt 8.500 kg/ha mặt nước nuôi, cá thu hoạch đạt bình quân 0,5 kg/con. Trừ chi phí người nuôi cá thu lãi ròng trên 49 triệu đồng/ha. Mô hình được đánh giá là rất thành công.
Tại hội thảo, lãnh đạo xã Tây Phú nhận xét đây là mô hình phù hợp để nhân rộng đối với xã miền núi Tây Phú, là địa phương hiện có trên 30 ao hồ lớn nhỏ khác nhau với diện tích trên 10 ha mặt nước.
Có thể bạn quan tâm

Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã mang lại làn gió mới, làm thay đổi diện mạo nông thôn, đặc biệt ở ĐBSCL, hầu hết các tỉnh đều xây dựng mô hình cánh đồng lớn (CĐL) để đột phá.

Nếu làm quyết liệt, 5 - 7 năm tới, chúng ta có thể vực dậy cơ bản hơn 30 nghìn ha nhãn chất lượng thấp còn bị bỏ ngỏ ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.

Nông dân không nên phun thuốc trừ rầy khi lúa đang phơi màu do các hoạt chất trong thuốc sẽ ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, tạo hạt của lúa.

Trong một thời gian dài, cây ca cao được nhiều chương trình xây dựng các mô hình trồng và chăm sóc nhằm đưa nó trở thành một trong những cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp.

Sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap) là hướng phát triển tất yếu để nâng cao chất lượng nông sản, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm và là “chìa khóa” để nông sản của tỉnh Đăk Nông bước vào hệ thống phân phối hiện đại và xuất khẩu.