Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khẩn Trương Phòng Chống Cúm Gia Cầm

Khẩn Trương Phòng Chống Cúm Gia Cầm
Ngày đăng: 07/03/2015

Từ đầu năm đến nay, dịch cúm gia cầm đã xảy ra rải rác tại ĐBSCL. 3 ổ dịch mới nhất vừa phát hiện tại Sóc Trăng với tổng số gia cầm chết và tiêu hủy hơn 3.000 con.

Trước đó, dịch cúm cũng đã xảy ra tại Cà Mau và Tiền Giang, với chủng A/H5N1 và H5N độc lực cao, khó phát hiện. ĐBSCL lại đang thu hoạch lúa đông xuân, nguy cơ dịch cúm lây lan từ những đàn vịt chạy đồng ngày càng lớn, nếu thiếu biện pháp phòng chống kịp thời.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) và Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), đến thời điểm này, chúng ta vẫn đang nỗ lực kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh và các loại virus cúm trên gia cầm. Trong năm 2014, dịch cúm gia cầm A/H5N1 đã xuất hiện tại 158 xã, phường của 93 huyện thị xã thuộc 33 tỉnh, thành phố trên cả nước, làm chết 212.000 con gia cầm, trong đó chủ yếu là vịt.

Từ đầu năm đến nay, ngoài những ổ dịch xảy ra rải rác trong nước, nguy cơ lây nhiễm virus cúm A/H7N9 từ nước ngoài vào Việt Nam là rất cao vì ở Trung Quốc đã phát hiện thêm nhiều ca nhiễm mới. Cục Y tế dự phòng cho biết, virus cúm H7N9 tại Trung Quốc đã được phát hiện tại những khu vực nằm ở gần biên giới với nước ta.

Trước tình hình này, phòng chống dịch cúm gia cầm là công việc hết sức khẩn trương. Tại ĐBSCL, công tác phòng chống cúm gia cầm thường xuyên được các địa phương duy trì, nhất là tuyên truyền về sự nguy hại của việc vận chuyển, mua bán gia cầm, sản phẩm gia cầm bất hợp pháp; tuyên truyền người dân không mua bán gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch để hạn chế phát sinh và lây lan dịch bệnh nguy hiểm trên người.

Trong đó, thực hiện nghiêm kiểm dịch tại gốc; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm. Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, nhiều địa phương đã thực hiện nghiêm việc bán gia cầm sống ở chợ và gia cầm chưa qua kiểm dịch.

Tuy nhiên, lâu nay, ngành thú y ở ĐBSCL rất vất vả trong việc phòng chống cúm gia cầm trên đàn vịt chạy đồng. Trong điều kiện chăn nuôi ngoài trời như hiện nay, mầm bệnh lưu tồn trên gia cầm rất đa dạng, gần như người dân phải sống chung với dịch bệnh. Thêm vào đó, ý thức của cộng đồng về dịch cúm gia cầm vẫn chưa đầy đủ, nhiều người còn chủ quan nên rất đáng lo ngại. Có lúc nhiều địa phương đã áp dụng hình thức “nội bất xuất, ngoại bất nhập” với đàn vịt chạy đồng khi phát hiện dịch cúm.

Ngoài ra, nhiều địa phương cũng đề xuất dời đàn vịt chạy đồng vào mô hình chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học. Mô hình này đã được nhiều địa phương trong vùng áp dụng, tuy nhiên vẫn còn gặp khó khăn do tập quán, người dân vẫn quen thả vịt ăn mót lúa trên các cánh đồng sau khi thu hoạch để tiết kiệm tiền thức ăn.

Bên cạnh đó, thiếu tiêm ngừa vaccine cũng là nguyên nhân để cúm gia cầm bùng phát. Trước Tết Nguyên đán, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho Bộ NN-PTNT xuất cấp 11,5 triệu liều vaccine cúm gia cầm H5N1 Re-6 từ nguồn dự phòng chống dịch khẩn cấp cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở các địa phương có lưu hành virus cúm với tỷ lệ cao và các vùng giáp biên giới để tiêm phòng miễn phí cho đàn gia cầm.

Điều đó cho thấy đàn gia cầm chưa được tiêm phòng vaccine còn khá lớn. Cụ thể, tại Sóc Trăng, hiện tổng đàn gia cầm của địa phương lên trên 5 triệu con nhưng tỷ lệ tiêm phòng vaccine của đàn gà chưa tới 42%, đàn vịt khoảng 53%. Đó là chưa kể lực lượng cán bộ thú y quá mỏng, thiếu hóa chất tiêu độc khử trùng chuồng trại…

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm trong nước và trên thế giới, đặc biệt là nguy cơ xâm nhập của chủng virus cúm A/H7N9 và các chủng virus cúm gia cầm nguy hiểm khác, Bộ NN-PTNT vừa yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo UBND và các ban, ngành liên quan cần kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm các cấp; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo trong công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm; tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn (đặc biệt là khu vực giáp biên giới, địa bàn có các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, khu vực có nguy cơ cao) nhằm phát hiện và xử lý ngay ổ dịch cúm khi còn ở diện hẹp, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng.

Ngoài những giải pháp “cứng” như trên, tuyên tuyền sâu rộng nhằm nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh của người dân là việc hết sức cần thiết, để người dân bớt chủ quan, lơ là, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh nguy hiểm trên người.


Có thể bạn quan tâm

Khánh Hòa hỗ trợ 6.000kg rong sụn giống cho người dân Khánh Hòa hỗ trợ 6.000kg rong sụn giống cho người dân

Ngày 27-4, Đoàn Khối các cơ quan tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Đoàn cơ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) triển khai thực hiện công trình thanh niên “Mô hình trồng rong sụn biển và hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ dân”.

02/05/2015
Cá, tôm trước thách thức Cá, tôm trước thách thức

Ở ĐBSCL, cá tra, tôm nước lợ là hai mặt hàng thủy sản XK chủ lực. Qua 3 tháng đầu năm 2015, tín hiệu từ vùng nuôi và thị trường XK không lạc quan như mong đợi.

02/05/2015
Lịch điều tiết nước tháng 5 phục vụ lúa hè thu và nuôi tôm Lịch điều tiết nước tháng 5 phục vụ lúa hè thu và nuôi tôm

Ban chỉ đạo điều tiết nước tỉnh Bạc Liêu vừa thông báo lịch điều tiết nước 15 ngày đầu tháng 5. Việc mở, đóng cống ở vùng mặn và vùng ngọt nhằm trữ nước ngọt phục vụ sản xuất lúa hè thu, bảo đảm nước mặn cho vùng nuôi tôm phía Bắc Quốc lộ 1A.

02/05/2015
Huyện Tuy An (Phú Yên) có hơn 60 ha tôm nuôi bị bệnh và mất trắng Huyện Tuy An (Phú Yên) có hơn 60 ha tôm nuôi bị bệnh và mất trắng

Hộ nuôi tôm ở huyện Tuy An (Phú Yên) gặp nhiều khó khăn khi tôm nuôi bị dịch bệnh trên diện rộng. Các cơ quan chuyên môn ở huyện Tuy An cho biết, tình trạng dịch bệnh xảy ra gây hại trên tôm nuôi vụ I/2015 ở địa phương này đã và đang diễn biến khá phức tạp.

02/05/2015
Thời tiết thuận lợi, ngư dân được mùa thủy sản Thời tiết thuận lợi, ngư dân được mùa thủy sản

Hiện sản lượng đánh bắt thủy sản của Quảng Ngãi đã lên tới 4.000-5.000 tấn, đạt được khoảng 40% kế hoạch đánh bắt cả năm. Thời điểm này, những đoàn tàu đánh cá xa bờ của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi trở về sau hàng tháng trời khai thác trên biển khơi. Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, thời tiết tương đối thuận lợi nên bà con ngư dân đánh bắt được nhiều loại thủy sản, giá bán cao.

02/05/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.