Mô Hình Nuôi Lươn Trong Bể Bạt Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Năm 2014, toàn xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) có 57 hộ nuôi lươn trong bể bạt, với tổng số 131 bể, ước tổng sản lượng con giống trên 2.300kg. Sau hơn 6 tháng thả nuôi, đến thời điểm này cơ bản các hộ nuôi đã thu hoạch dứt điểm.
Theo các hộ nuôi, nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời có sự quan tâm, hướng dẫn nhiệt tình của ngành chức năng nên trong quá trình nuôi gặp nhiều thuận lợi như: lươn ít bệnh, phát triển tốt, đạt trọng lượng. Ước tổng sản lượng lươn thương phẩm thu hoạch được trên 14.300kg, với giá bán 125.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, đa phần các hộ nuôi điều có lợi nhuận từ 10 - 50 triệu đồng; một số hộ không đạt lợi nhuận, chủ yếu do chưa có kinh nghiệm trong chăn nuôi, mua lươn giống trôi nổi nên hao hụt nhiều, chưa có sự đầu tư đúng mức,...
Nhằm giúp cho các hộ nuôi đạt thắng lợi trong thời gian tới, ngành chức năng thị xã đang triển khai nhiều biện pháp thiết thực như: tăng cường mở lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lươn cho dân, thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật xuống địa bàn theo dõi tình hình dịch bệnh để có hướng hỗ người nuôi phòng trị kịp thời. Được biết ngành chức năng thị xã đang thực hiện quy trình lai tạo lươn giống để cung cấp cho các hộ nuôi giống đạt chất lượng.
Related news

Đánh giá tình hình phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương đồng chí Hà Văn Thái, Bí thư Đảng ủy xã Địch Quả, huyện Thanh Sơn cho biết: “Nếu tính về hiệu quả chăn nuôi, bây giờ nuôi bò là phổ biến hơn và dễ làm, được nhiều hộ tham gia. Khác với trước đây nuôi thả, tận dụng thức ăn tự nhiên, giờ chăn nuôi theo hình thức bán thâm canh, vừa kết hợp chăn thả vừa cho ăn thức ăn tinh, cỏ trồng, giống chủ yếu bò lai, bán bò giống, bò thịt”.

Theo Quyết định số 750/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, mục tiêu phát triển diện tích cây cao su của Việt Nam đến năm 2015 là 800.000ha và giữ diện tích ổn định ở mức này.

Từ kết quả trên, xã Nga Tiến tiếp tục cải tạo 34 ha cói kém hiệu quả sang trồng lúa. Để hỗ trợ nông dân trong vùng chuyển đổi diện tích trồng cói kém hiệu quả, UBND huyện Nga Sơn tiếp tục cơ chế hỗ trợ về giống lúa, khoa học sản xuất thâm canh cây lúa và đầu tư các công trình thủy lợi phục vụ tốt cho yêu cầu sản xuất.

6 tháng đầu năm, XK thủy sản sang hầu hết các thị trường tiêu thụ lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều tăng tương ứng là 7,32%, 51,33% và 35,28%...

Ngày 5/8, tại TP Cần Thơ, nhiều đại biểu dự hội nghị “Bàn các giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản ĐBSCL” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức đã đặt vấn đề: Nói ĐBSCL thiếu gạo như chuyện không tưởng. Vậy một lượng lúa gạo lớn đang nằm ở đâu?