Mô Hình Nuôi Heo Thịt Trên Đệm Lót Sinh Học Được Đánh Giá Cao

Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) vừa tổ chức Hội thảo đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi heo thịt trên đệm lót sinh học.
Mô hình nuôi heo thịt trên đệm lót sinh học do Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư thị xã Ngã Bảy làm chủ đề tài được triển khai thực hiện trên đàn heo 8 con của hộ ông Phạm Văn Cơ và ông Võ Văn Tược, ở ấp Ba Ngàn, xã Đại Thành. Tham gia dự án, hộ chăn nuôi được hỗ trợ 30% giá trị con giống; hỗ trợ sửa chữa chuồng nuôi và hỗ trợ 100% giá trị đệm lót sinh học.
Đánh giá kết quả qua hơn 2 tháng triển khai dự án, nhìn chung đàn heo phát triển tốt, hộ nuôi giảm được một số chi phí như: điện, nước, công chăm sóc; đặc biệt là giảm thiểu được tác hại gây ô nhiễm môi trường từ chất thải trong quá trình nuôi. Một đệm lót sinh học có thể sử dụng cho 5 vụ nuôi, chi phí đệm lót cho 1 chuồng nuôi 10m2 tương đương 2,4 triệu đồng. Tuy nhiên, đệm lót sinh học cũng có hạn chế là không có khả năng chịu ẩm, ướt nên chuồng nuôi phải cao ráo và có mái che chắn tốt trong điều kiện thời tiết mưa. Nếu thử nghiệm thành công, mô hình sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo thịt, địa phương sẽ tổ chức nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Nghị quyết giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với mục tiêu đề ra, không để dồn vào thời điểm cuối năm; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi; kiên quyết thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tăng cường kiểm soát hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Ngày 30-7, UBND tỉnh tổ chức họp với các sở, ngành và địa phương để chỉ đạo một số giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang; định hướng, mục tiêu phát triển đến năm 2020 và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh. Ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Lê Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Nằm trong chương trình xóa đói giảm nghèo, dong riềng từ nhiều năm qua đã được chính quyền tỉnh Bắc Kạn coi là cây trồng chủ lực. Nhưng chính sự phát triển ồ ạt đã biến cây này thành gánh nặng nợ nần cho nông dân.

Ông Hoàng cho biết thêm, kể từ ngày 25-8-2014 các doanh nghiệp và cá nhân được vay vốn tới 70% đến 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu với thời hạn vay vốn 11 năm và lãi suất phải trả chỉ từ 1% đến 3%/năm, phần còn lại do ngân sách nhà nước cấp bù. Nghị định này được coi là “ cú hích” tháo gỡ những khó khăn cho ngư dân trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, giúp ngư dân mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế biển theo chủ trương của Chính phủ.

Từ thực tiễn sản xuất theo hướng trang trại tổng hợp của một số hộ dân trên địa bàn, huyện Quang Bình (Hà Giang) đã phát động phong trào cải tạo vườn đồi, phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân gắn với xây dựng nông thôn mới.