Mô Hình Nuôi Heo Thịt Trên Đệm Lót Sinh Học Được Đánh Giá Cao
Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) vừa tổ chức Hội thảo đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi heo thịt trên đệm lót sinh học.
Mô hình nuôi heo thịt trên đệm lót sinh học do Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư thị xã Ngã Bảy làm chủ đề tài được triển khai thực hiện trên đàn heo 8 con của hộ ông Phạm Văn Cơ và ông Võ Văn Tược, ở ấp Ba Ngàn, xã Đại Thành. Tham gia dự án, hộ chăn nuôi được hỗ trợ 30% giá trị con giống; hỗ trợ sửa chữa chuồng nuôi và hỗ trợ 100% giá trị đệm lót sinh học.
Đánh giá kết quả qua hơn 2 tháng triển khai dự án, nhìn chung đàn heo phát triển tốt, hộ nuôi giảm được một số chi phí như: điện, nước, công chăm sóc; đặc biệt là giảm thiểu được tác hại gây ô nhiễm môi trường từ chất thải trong quá trình nuôi. Một đệm lót sinh học có thể sử dụng cho 5 vụ nuôi, chi phí đệm lót cho 1 chuồng nuôi 10m2 tương đương 2,4 triệu đồng. Tuy nhiên, đệm lót sinh học cũng có hạn chế là không có khả năng chịu ẩm, ướt nên chuồng nuôi phải cao ráo và có mái che chắn tốt trong điều kiện thời tiết mưa. Nếu thử nghiệm thành công, mô hình sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo thịt, địa phương sẽ tổ chức nhân rộng.
Related news
Ông Phạm Quang Ân, Phó Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước (Bình Định), cho biết: Tháng 1.2015, mô hình “Nuôi hàu thương phẩm” sẽ được triển khai nuôi tại khu sinh thái Cồn Chim - đầm Thị Nại. Hai đối tượng nuôi được chọn nuôi tại mô hình lần này là hàu muỗng và hàu Thái Bình Dương.
Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, chín tháng đầu năm, tổng sản lượng thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 2,8 triệu tấn, tăng 140 nghìn tấn so cùng kỳ năm 2013, trong đó có một triệu tấn thu được từ khai thác và 1,8 triệu tấn do nuôi trồng, tổng giá trị 34.500 tỷ đồng.
Theo Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (Sở NN-PTNT), vụ cá Nam năm nay (từ tháng 4 đến tháng 9) tuy không phải là vụ khai thác chính trong năm nhưng được sự hỗ trợ của Nhà nước, ngư dân trong tỉnh Bình Định đã khai thác hải sản đạt sản lượng khá cao.
Theo một số thương lái thu mua cá chình, cá bống tượng trên địa bàn huyện Cái Nước, nguyên nhân giá cá trên thị trường lúc tăng lúc giảm là do diện tích thả nuôi không ổn định. Khi cá tăng giá nông dân ồ ạt thả nuôi dẫn đến cung vượt cầu, còn khi nguồn cung khan hiếm hoặc ổn định thì giá mua sẽ tang.
Nơi đây được nhiều người biết đến khi hơn 50 hộ dân trong thôn lần đầu tiên có điện vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ sau 25 năm sống trong cảnh đèn dầu. Thế nhưng, ít ai biết rằng Kinh tế 2 là thôn đi đầu trong việc nuôi bò lai cũng như lai tạo đàn bò của xã Ea Trol nói riêng và huyện Sông Hinh nói chung.