Mô hình nuôi heo khép kín mang lại hiệu quả kinh tế cao
Trang trại heo của ông Đức được xây dựng kiên cố, mái lợp tôn, trần đóng la-phông cùng với hệ thống quạt gió làm mát tùy chỉnh tạo một không gian thoáng mát phù hợp cho sự phát triển của đàn heo, bảo đảm vệ sinh môi trường. Với tổng số vốn đầu tư ban đầu lên đến 2 tỷ đồng, hầu hết các quy trình chăm sóc từ ống dẫn nước uống, nước tắm đến máng thức ăn của trang trại đều tự động nên giảm được sức lao động, tiết kiệm thời gian mà hiệu quả lại cao.
Trang trại của ông Đức liên kết với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam chi nhánh tại Đắk Lắk, theo đó chủ trang trại bỏ vốn xây dựng và phía công ty sẽ cung cấp giống, nguồn thức ăn, kỹ thuật chăm sóc và đầu ra cho người chăn nuôi. Hiện tại, trang trại có 1.300 heo con, mỗi lứa heo chăm sóc chừng 4 - 5 tháng là xuất chuồng. Nhờ đàn heo được chăm sóc tốt, trang trại lại nằm tách biệt với khu dân cư nên công tác phòng dịch được bảo đảm, khó có nguy cơ lây nhiễm bệnh từ heo khác, chất thải từ heo được xử lý rất kỹ bảo đảm môi trường sinh thái.
Phía công ty cũng thường xuyên cử đoàn giám sát kiểm tra chất lượng để đảm bảo tiêu chuẩn heo sạch. Tất cả quy trình đều tự động nên không tốn nhiều công chăm sóc và thuê nhân công. Anh Bùi Văn Hình, nhân công trang trại cho biết: “Tất cả các quy trình chăm sóc đàn heo của trang trại đều tự động nên tôi không phải vất vả nhiều như nuôi heo bình thường. Đến giờ cho ăn, tôi chỉ phải vác bao thức ăn xuống rồi theo dõi chúng ăn để kịp phát hiện những con có vấn đề về sức khỏe kịp thời kiểm tra sức khỏe cho chúng”.
Toàn bộ số heo nuôi lấy thịt của ông Đức sau khi đến tuổi xuất chuồng được công ty thu mua đem xuất ra thị trường ngoài tỉnh và quốc tế với thương hiệu heo thịt siêu sạch. Hằng năm, trừ tất cả các chi phí, gia đình ông Đức thu về hơn 600 triệu đồng, điều này đã đem lại nguồn thu ổn định và cải thiện việc làm cho nhiều nhân công. Ông Phạm Viết Đại, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Ea Kao đánh giá: “Mô hình kết hợp quản lý, bảo vệ rừng với chăn nuôi theo hình thức trang trại của ông Đức đã đem lại hiệu quả rõ rệt, không những vừa góp phần bảo vệ rừng vừa mang lại nguồn thu nhập ổn định phát triển kinh tế”.
Có thể bạn quan tâm
Sau 2 năm thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số (giai đoạn 2013 – 2016), Hội Nông dân TP.HCM đã giúp những đối tượng thụ hưởng trên địa bàn am hiểu về pháp luật hơn.
“Cùng nông dân các tỉnh ĐBSCL chăm sóc lúa đông xuân” là chủ đề buổi tư vấn được Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao phối hợp Kênh truyền hình nông nghiệp 3N-VTC16 tổ chức tại ấp 1, xã Phương Trà, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp ngày 18.10 vừa qua.
Cá rô phi nuôi lồng thường bị một số bệnh như: bệnh xuất huyết, bệnh viêm ruột, bệnh nấm thủy mi, bệnh trùng bánh xe...
Năm 1995, xã Sơn Vi thực hiện chính sách giao khoán các diện tích đất đồi hoang hóa, đất ruộng sình lầy và mặt nước ao hồ lâu nay khai thác kém hiệu quả kinh tế, để giao cho các hộ nhận khoán xây dựng các mô hình kinh tế trang trại, theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.
Bất kỳ ai muốn thành công đều phải hội tụ được 3 yếu tố là: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Soi với các yếu tố đó, có thể nói người nông dân Việt Nam hiện đang có cả 3, đó là nông nghiệp đang đi vào giai đoạn phát triển hàng hóa, hội nhập quốc tế;