Mô hình nuôi heo khép kín mang lại hiệu quả kinh tế cao
Trang trại heo của ông Đức được xây dựng kiên cố, mái lợp tôn, trần đóng la-phông cùng với hệ thống quạt gió làm mát tùy chỉnh tạo một không gian thoáng mát phù hợp cho sự phát triển của đàn heo, bảo đảm vệ sinh môi trường. Với tổng số vốn đầu tư ban đầu lên đến 2 tỷ đồng, hầu hết các quy trình chăm sóc từ ống dẫn nước uống, nước tắm đến máng thức ăn của trang trại đều tự động nên giảm được sức lao động, tiết kiệm thời gian mà hiệu quả lại cao.
Trang trại của ông Đức liên kết với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam chi nhánh tại Đắk Lắk, theo đó chủ trang trại bỏ vốn xây dựng và phía công ty sẽ cung cấp giống, nguồn thức ăn, kỹ thuật chăm sóc và đầu ra cho người chăn nuôi. Hiện tại, trang trại có 1.300 heo con, mỗi lứa heo chăm sóc chừng 4 - 5 tháng là xuất chuồng. Nhờ đàn heo được chăm sóc tốt, trang trại lại nằm tách biệt với khu dân cư nên công tác phòng dịch được bảo đảm, khó có nguy cơ lây nhiễm bệnh từ heo khác, chất thải từ heo được xử lý rất kỹ bảo đảm môi trường sinh thái.
Phía công ty cũng thường xuyên cử đoàn giám sát kiểm tra chất lượng để đảm bảo tiêu chuẩn heo sạch. Tất cả quy trình đều tự động nên không tốn nhiều công chăm sóc và thuê nhân công. Anh Bùi Văn Hình, nhân công trang trại cho biết: “Tất cả các quy trình chăm sóc đàn heo của trang trại đều tự động nên tôi không phải vất vả nhiều như nuôi heo bình thường. Đến giờ cho ăn, tôi chỉ phải vác bao thức ăn xuống rồi theo dõi chúng ăn để kịp phát hiện những con có vấn đề về sức khỏe kịp thời kiểm tra sức khỏe cho chúng”.
Toàn bộ số heo nuôi lấy thịt của ông Đức sau khi đến tuổi xuất chuồng được công ty thu mua đem xuất ra thị trường ngoài tỉnh và quốc tế với thương hiệu heo thịt siêu sạch. Hằng năm, trừ tất cả các chi phí, gia đình ông Đức thu về hơn 600 triệu đồng, điều này đã đem lại nguồn thu ổn định và cải thiện việc làm cho nhiều nhân công. Ông Phạm Viết Đại, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Ea Kao đánh giá: “Mô hình kết hợp quản lý, bảo vệ rừng với chăn nuôi theo hình thức trang trại của ông Đức đã đem lại hiệu quả rõ rệt, không những vừa góp phần bảo vệ rừng vừa mang lại nguồn thu nhập ổn định phát triển kinh tế”.
Related news
Những năm qua, nuôi trồng thủy sản của các huyện miền núi ở Thanh Hóa phát triển cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Nhiều huyện đã chuyển đổi diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chưa năm nào năng suất tại các vườn cà phê ở huyện Sông Hinh (Phú Yên) lại có mức chênh lệch cao như năm nay. Tuy được giá, nhưng nhiều hộ gia đình vẫn không có thu nhập cao do năng suất thấp. Trong khi đó, một số hộ gia đình khác lại trúng lớn vì được mùa.
Trong các phương pháp trị bệnh cho tôm, cá thì đưa thuốc trị bệnh qua đường thức ăn được người nuôi sử dụng khá phổ biến.
Ngày 26/8/2014 Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thành phố Hồ Chí Minh đã đến làm việc với Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (QLCL NLS & TS) tỉnh Bạc Liêu nhằm triển khai thực hiện Đề án chuỗi thực phẩm an toàn trong thủy sản theo chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 06/9/2014, Tổng cục Thủy sản đã ban hành Công văn số 2367/TCTS-NTTS chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ven biển về việc tăng cường quản lý, sản xuất tôm nước lợ các tháng cuối năm 2014.