Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

15 quốc gia EU tham gia luật cấm sản phẩm nông nghiệp biến đổi gen

15 quốc gia EU tham gia luật cấm sản phẩm nông nghiệp biến đổi gen
Ngày đăng: 03/10/2015

Biểu tình tại Paris (Pháp), phản đối tập đoàn Monsanto và thực phẩm biến đổi gen.

Số lượng các quốc gia muốn loại bỏ hoàn toàn việc nuôi trồng cây, con giống biến đổi gen đang ngày càng tăng lên, trong đó phải kể đến hai nền kinh tế đầu tàu là Đức và Pháp.

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland sẽ chỉ áp dụng lệnh cấm trên lãnh thổ Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland trong khi vẫn cho phép canh tác và kinh doanh các sản phẩm biến đổi gen trên lãnh thổ Anh.

Bỉ cũng sẽ chỉ cấm canh tác GMO tại vùng Wallonia miền Nam quốc gia này. Ngoài ra, các quốc gia khác như Áo, Bulgaria, Croatia, Cyprus, Hy Lạp, Hungary, Italy, Latvia, Litva, Hà Lan và Ba Lan sẽ cấm canh tác GMO trên toàn bộ lãnh thổ.

Luật mới cho phép các quốc gia thành viên cấm canh tác GMO xét theo các chính sách về môi trường ngay cả khi các nhà sản xuất khẳng định việc nuôi trồng này đáp ứng yêu cầu của EU về sự an toàn và sức khỏe người tiêu dùng.

Nuôi trồng GMO trước đó đã được EU cho phép, vì vậy cấm GMO có thể sẽ vấp phải sự phản đối từ phía các ông lớn trong ngành sản xuất thực phẩm biến đổi gen như Monsanto and Dow.

Khi đó quốc gia thành viên sẽ phải dựa vào những lý do như các vấn đề về môi trường và nông nghiệp phát sinh để ban hành lệnh cấm.

Trước đó, EU đã cấm 70 dòng sản phẩm biến đổi gen bao gồm thực phẩm cho người, thức ăn gia súc và các loại hoa biến đổi gen.

Kể từ khi luật cấm GMO được đưa ra bàn thảo từ năm 2010, các bên liên quan đã không thể đi đến thống nhất chung.

Bên ủng hộ lo ngại các sản phẩm biến đổi gen có thể đe dọa sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng tới uy tín và chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp địa phương truyền thống.

Trong khi bên phản đối lại cho rằng biến đổi gen là công nghệ cần thiết giúp đáp ứng nhu cầu thực phẩm khi dân số toàn cầu gia tăng không ngừng.

Điều này buộc các lãnh đạo EU phải đưa ra quyết định để các quốc gia tự lựa chọn có tham gia lệnh cấm hay không. 

Ngày 3/10 là hạn chót chốt danh sách các quốc gia sẽ tham gia lệnh cấm GMO.


Có thể bạn quan tâm

Từ Hiệu Quả Của Cây Nếp Phú Tân (An Giang) Từ Hiệu Quả Của Cây Nếp Phú Tân (An Giang)

Người dân vùng Phú Tân (An Giang) từ lâu luôn tự hào về cây nếp trên “lãnh địa” của mình bởi bên cạnh lợi thế được huyện, tỉnh quy hoạch trồng trên diện rộng, áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất và chất lượng, cây nếp còn cho hiệu quả kinh tế khá cao, vừa xây dựng thương hiệu hạt nếp Phú Tân ngon, dẻo đặc trưng, vừa giúp bánh phồng Phú Mỹ vươn xa ra thị trường các tỉnh bạn. Tuy nhiên, đang có nhiều nông dân ở địa phương khác “ăn theo” nếp Phú Tân, tạo nên tình trạng mất cân đối trong quy hoạch cơ cấu cây trồng.

14/11/2013
Chè Sạch Từ Ý Thức Đến Sản Phẩm Chè Sạch Từ Ý Thức Đến Sản Phẩm

Vài năm trở lại đây, đặc biệt từ sau Festival Chè lần thứ nhất, nhận thức về làm nghề chè của người dân Thái Nguyên đã có một sự thay đổi lớn, ý thức rất rõ ràng tầm quan trọng của việc bảo vệ thương hiệu chè sạch.

14/11/2013
Xứng Đáng Với Tiếng Thơm Của Chè Thái Xứng Đáng Với Tiếng Thơm Của Chè Thái

Là địa phương đứng thứ 3 của tỉnh về diện tích trồng chè với sản lượng khoảng 32 nghìn tấn/năm, cộng với sự hình thành phương thức sản xuất chè từ rất sớm, huyện Đồng Hỷ đã trở thành một trong những “cái nôi” của mảnh đất “Đệ nhất danh Trà”. Để xứng đáng với “tiếng thơm” đó, người làm chè Đồng Hỷ không ngừng nỗ lực cải thiện, nâng cao chất lượng cây chè và các sản phẩm trà, góp phần làm nên thương hiệu chung cho ngành Chè Thái Nguyên.

14/11/2013
Thách Thức Nước Tưới Cho Cây Cà Phê Thách Thức Nước Tưới Cho Cây Cà Phê

Nước tưới có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng của cây cà phê cũng như sự thành bại của người trồng cà phê sau một năm vất vả chăm sóc, bảo vệ. Nhưng hiện vai trò trọng yếu này đang bị đe dọa khi nước tưới phải đối mặt với nhiều thách thức.

14/11/2013
Chú Ý Bọ Đục Chồi Gây Hại Trên Cây Điều Chú Ý Bọ Đục Chồi Gây Hại Trên Cây Điều

Theo Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước, hiện nay là thời điểm sâu bệnh gây hại trên cây điều phát triển mạnh. Các loại sâu hại phổ biến là: Sâu đục thân, cành, bọ xít muỗi, bệnh thán thư... gây hại ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Chỉ tính từ ngày 22 đến ngày 28-10, diện tích bị bọ xít muỗi gây hại trên cây điều trong tỉnh là 108 ha, trong đó mức độ nhẹ 98 ha, trung bình 10 ha (tăng 9 ha so với kỳ trước). Do vậy, nông dân cần chú ý bọ đục chồi trong thời gian tới.

14/11/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.