Mô Hình Nuôi Gà Tàu Vàng

Đây là một trong những xã còn nhiều khó khăn của huyện Tuy Phong, với 195 hộ nghèo/718 khẩu. Phần lớn các hộ dân sống dựa vào trồng trọt, chăn nuôi là chính. Bên cạnh đó, đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nặng tập quán sản xuất cũ, chưa tiếp cận nhiều khoa học kỹ thuật nên ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế, đời sống của bà con. Đầu tháng 9 vừa qua, 1.200 con gà tàu vàng giống (10 ngày tuổi) đã đượcTrạm Khuyến nông huyện giao cho 17 hộ trực tiếp nuôi. Đây là mô hình được áp dụng dành cho đối tượng hộ nghèo ở 5 thôn: Nha Mé, Tuy Tịnh 1, Tuy Tịnh 2, thôn 1, thôn 2 và bà con được hỗ trợ 100% giống, thức ăn. Trong quá trình nuôi, bà con còn được cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông huyện theo dõi, hướng dẫn nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Lý Công Trí – Trưởng Trạm Khuyến nông huyện cho biết, giống gà tàu vàng lấy từ Bình Định, có ngoại hình đẹp, tương đối dễ nuôi, thích nghi với điều kiện chăn thả ở địa phương, chất lượng thịt ngon và hợp thị hiếu người tiêu dùng. Với mô hình này, hi vọng các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn sẽ tạo nền tảng để cải thiện cuộc sống về sau.
Qua hơn hai tháng thực hiện mô hình, theo đánh giá của cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông huyện, các hộ chăn nuôi đã nắm bắt khá tốt qui trình kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn và biết tận dụng tối đa các nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương… Vì thế, đàn gà phát triển tốt, trọng lượng gà gần ba tháng tuổi đạt bình quân 1 – 1,2 kg/con và tỷ lệ sống đạt 97%. Sau 4 - 5 tháng, gà có thể xuất chuồng với mức giá 80.000 - 85.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí mỗi hộ nuôi thu lãi vài triệu đồng. Các hộ dân ở đây rất vui mừng khi được chọn triển khai mô hình, vì với họ số tiền đầu tư mua giống, thức ăn là vượt quá khả năng. Hộ anh Nguyễn Văn Trung (thôn 1) vui vẻ cho biết, vợ chồng tôi làm thuê, làm mướn quanh năm nhưng không đủ trang trải chi phí trong gia đình, nuôi các con ăn học. Nay nhờ Nhà nước đầu tư mô hình này, giúp gia đình chúng tôi kiếm thêm thu nhập. Sau khi xuất lứa gà đầu tiên, chúng tôi sẽ mua con giống và tiếp tục duy trì mô hình. Hy vọng, đàn gà sẽ ngày một phát triển hơn và gia đình tôi sẽ nhanh chóng thoát nghèo.
Mô hình nuôi gà tàu vàng không chỉ thành công về mặt kinh tế mà còn mang ý nghĩa hết sức to lớn, định hướng cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn một khởi đầu mới. Từ đó, hy vọng rằng số hộ nghèo toàn xã sẽ giảm dần theo thời gian.
Có thể bạn quan tâm

Xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) là xã biển bãi ngang nhưng những năm trở lại đây lĩnh vực nông nghiệp đã được quan tâm phát triển và từng bước mang lại hiệu quả cao. Ngoài cây lúa và một số loại cây hoa màu khác thì khoảng 5 năm trở lại đây, cây đậu đen xanh lòng được trồng nơi đây đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân, mở ra hướng làm ăn mới đầy triển vọng.

Hơn 20 hộ nông dân ở thôn Suối Thông B, xã Đạ Ròn (Đơn Dương - Lâm Đồng) tự phân công sản xuất từng loại rau theo thỏa thuận tiêu thụ với hệ thống siêu thị Sài Gòn. Quy trình sản xuất được kiểm tra nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn VietGAP, nếu hộ nào không tuân thủ sẽ chịu các hình thức “kỷ luật” tương xứng như cảnh cáo, khai trừ…

Tuy chưa có thống kê của ngành chức năng nhưng hiện bà con trồng mía ở một số xã: Tân Phước Hưng, Hiệp Hưng (huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) đã bắt đầu thu hoạch mía chục để bán cho thương lái đi tiêu thụ ở các nơi.

Chư Prông (Gia Lai) là một trong những huyện trọng điểm cà phê của tỉnh Gia Lai. Theo thống kê của ngành chuyên môn, toàn huyện hiện có khoảng 13.500 ha cà phê, trong đó, 95% diện tích đang trong thời kỳ kinh doanh. Niên vụ cà phê năm nay, ước tính năng suất cà phê trung bình của huyện đạt khoảng 36 tạ nhân/ha. So với mọi năm, con số này không có nhiều biến động.

Mặc dù cơn bão số 2 không đổ bộ trực tiếp vào Hà Nội, nhưng những trận mưa trong mấy ngày qua đã ảnh hưởng đáng kể đến nhiều diện tích rau, hoa màu ở ngoại thành. Ngay sau khi bão tan, bà con nông dân đã tích cực ra đồng tháo nước, chăm sóc, bón phân cho cây trồng.