Cá Lại Chết Trên Rạch Tây Ninh

Sáng 4.8, theo tin báo của người dân, phóng viên có mặt tại khu vực rạch Tây Ninh, phát hiện thấy hiện tượng cá nổi đầu và chết hàng loạt.
Dọc theo cầu Thái Hòa đến khu vực cầu Nổi rạch Tây Ninh, dưới mé sông, đủ loại cá ngoi đầu lên mặt nước đớp không khí. Một người dân tên Tú (ở gần cầu Bến Chùa, xã Thanh Điền, Châu Thành) cho biết, từ sáng sớm anh đã thấy cá nổi nhiều trên rạch nên chèo ghe đi vớt. Chỉ chưa đầy một buổi mà vớt được gần chục ký cá.
“Có rất nhiều người đi vớt cá từ sáng sớm, ai cũng vớt được từ 10 kg trở lên. Số cá đó họ bán cho thương lái với giá 50.000 đồng/kg”- anh Tú nói.
Chỉ cần đi dọc bờ rạch, anh Phong cũng lượm được vài kg cá.
Cá nổi đầu lềnh bềnh mặt nước.
Anh Lê Hữu Phong (nhà ở huyện Hòa Thành) cho biết, anh chỉ đi dọc bờ rạch cũng lượm được trên dưới 5 kg cá đủ loại.
Đến gần trưa, vẫn còn nhiều người chèo ghe đi vớt cá, trong đó có cả trẻ em. Một bé trai tên Trường (14 tuổi, ngụ xã Thanh Điền) khoe, chỉ chèo ghe được một lúc cũng vớt được mấy ký cá.
Còn chị Nguyễn Thị Tuyết Mai (49 tuổi) thì bảo, chị chỉ đứng ở chân cầu Nổi mà cũng vớt khoảng 6 kg cá lăng, bán được 300.000 đồng. Chị Mai cho biết đã phát hiện cá chết từ khoảng 4 giờ sang.
Có thể bạn quan tâm

Bộ NNPTNT vừa ban hành hướng dẫn tạm thời kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hái quả và sơ chế hạt cây mắc ca. Đây là hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đầu tiên cho mắc ca phát triển tại Việt Nam. NTNN xin giới thiệu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc ca theo hướng dẫn của Bộ để nông dân áp dụng vào sản xuất.

Tại Việt Nam, giống cây thanh long khá đa dạng: Ruột trắng vỏ đỏ, ruột trắng vỏ vàng, ruột đỏ vỏ đỏ, ruột tím hồng vỏ đỏ. Trong đó các giống có ruột màu có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao hơn ruột trắng. Qua quá trình sản xuất, nhiều nhà vườn có kinh nghiệm đã lựa chọn, sử dụng phân bón Văn Điển bón cho cây thanh long phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng và phát triển.

Sinh ra trong gia đình thuần nông, chị Trương Thị Miền, tổ 9, thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang (Gia Lai) từng nghĩ làm nghề nông may lắm cũng chỉ đủ ăn… Nhưng nay chị đã trở thành tỷ phú từ cái nghề mà chị từng coi là khó nhọc và vô vọng…

Vườn nhãn ghép của ông Xê đã được 3 năm, phát triển xanh tốt, tỷ lệ 99% kháng được bệnh chổi rồng. Ông Xê cũng đã thử nghiệm xử lý cho 10 cây ra trái, kết quả đậu sai, trái lớn, hạt nhỏ, cơm dày và rất thơm ngon.

Cứ khoảng giữa mùa mưa (từ hạ tuần tháng 6 âm lịch) hàng năm, người dân vùng Bảy Núi của tỉnh An Giang lại bắt đầu làm đặc sản khô nhái.