Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Công Tác Khuyến Nông Khuyến Lâm Ở Lạc Thủy

Công Tác Khuyến Nông Khuyến Lâm Ở Lạc Thủy
Ngày đăng: 28/07/2014

Những năm qua, Trạm khuyến nông - khuyến lâm huyện Lạc Thủy đã làm tốt chức năng cầu nối chuyển giao tiến bộ KHKT, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đây là động lực quan trọng để phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Ông Bùi Công Trường, Trạm trưởng Trạm KN -KL cho biết: Lạc Thủy là huyện có địa bàn rộng, trình độ thâm canh của bà con nông dân còn thấp, đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở ít. Để tạo điều kiện giúp nông dân ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Lạc Thủy đã phát huy vai trò trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trạm đã tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến huyện tuyên truyền, vận động nông dân đưa các giống lúa có năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích đất canh tác; chuyển đổi  một số diện tích cấy lúa không ăn chắc sang trồng cây màu có giá trị kinh tế cao.

Để việc ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất đạt hiệu quả cao, trạm khuyến nông huyện Lạc Thủy đã phối kết hợp với trung tâm giống cây trồng tỉnh, Trung tâm KN -KL tỉnh phổ biến kỹ thuật chọn giống cây, con có năng suất chất lượng cao, cách phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm, các biện pháp chuyển dịch cơ cấu mùa vụ...giúp bà con nâng cao hiệu quả sản xuất.

Đồng thời trạm đã tổ chức 37 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất cho gần 2.000 lượt người tham gia, trong đó 18 lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh cây trồng và phòng trừ sâu bệnh cho lúa với 820 người tham dự, 12 lớp về kỹ thuật chăn nuôi...

Ngoài ra, trạm còn tổ chức 6 đợt tham quan các mô hình chăn nuôi trồng trọt trong và ngoài huyện với 214 người tham gia; tổ chức 5 cuộc hội thảo với 307 người tham gia.

Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện, chính quyền địa phương, sự phối kết hợp của các ban ngành đoàn thể, đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Lạc Thủy đã tích cực xây dựng các mô hình điểm ở mỗi xã về các giống cây con mới để nông dân học tập và từng bước nhân rộng mô hình.

Trong năm 2007, Trạm KN -KL trực tiếp chỉ đạo và tổ chức thực hiện thành công 6 mô hình với nguồn kinh phí Tỉnh và TW hỗ trợ 187 triệu đồng thực hiện tại 12 điểm trình diễn với 286 hộ tham gia. Ngoài ra, Trạm tham gia chỉ đạo 12 mô hình bằng nguồn vốn của nông dân và các tổ chức khác với sự tham gia của 320 hộ.

Các mô hình đều xây dựng phù hợp với chủ trương của huyện và của ngành nông nghiệp tập trung vào việc phát huy và nhân rộng diện tích, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật có hiệu quả đã được khẳng định từ những năm trước; đồng thời chuyển giao kỹ thuật mới phù hợp với điều kiện từng địa phương.

Một số mô hình thành công và có tính lan rộng như mô hình nuôi gà an toàn sinh học thực hiện ở 2 xã Phú Thành và Đồng Tâm qui mô 2000 con gà lương phượng với 9 hộ tham gia; mô hình cải tiến đàn bò vàng bằng phương pháp phối giống trực tiếp thực hiện tại 2 xã Liên Hòa và An Bình với 3 điểm trình diễn, 3 bò đực lai sind với 120 bò cái địa phương của 120 hộ tham gia; mô hình trồng thâm canh cỏ voi thực hiện tại xã Đồng Tâm qui mô 2 ha với 9 hộ tham gia; mô hình trồng rừng thâm canh giống keo tai tượng giống mới thực hiện tại 2 xã An Lạc và Liên Hòa qui mô 20 ha với 29 hộ tham gia; mô hình trồng rau an toàn thực hiện tại 2 xã Đồng Tâm và Phú Lão qui mô 5 ha với 50 hộ tham gia...

Các mô hình trình diễn thành công ở Lạc Thủy về trồng trọt, chăn nuôi đã và đang được nhân rộng trên địa bàn huyện, làm tăng giá trị thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích đất canh tác và tăng thu nhập cho hộ.

Ngoài ra, một số mô hình nông dân tự làm như mô hình vườn ươm giống ớt cay xuất khẩu, mô hình trồng tre Trung Quốc lấy măng, mô hình gieo đậu tương đông trên đất 2 lúa, mô hình trồng bí xanh, mô hình nuôi gà thả vườn, mô hình ủ chua thức ăn thô xanh cho gia súc...Những mô hình này đều thành công và khẳng định được tính bền vững của sản xuất.

Hiệu quả từ các mô hình khuyến nông ở Lạc Thủy đã khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai và lao động ở địa phương, tạo ra sự chuyển biến về nhận thức của nông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá đã và đang tạo bước tiến mới trong phát triển kinh tế xã hội của Lạc Thủy.


Có thể bạn quan tâm

Năng động nghề đóng ghe xuồng Ngã Bảy Năng động nghề đóng ghe xuồng Ngã Bảy

Chính nhờ sự năng động thay đổi quy mô sản xuất, nhiều cơ sở đóng ghe, xuồng ở phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy, không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường, duy trì nghề truyền thống mà còn giải quyết công ăn việc làm cho người dân, góp phần phát triển kinh tế tại địa phương.

26/11/2015
LMLM bùng phát ở Hương Giang, 41 con gia súc mắc bệnh LMLM bùng phát ở Hương Giang, 41 con gia súc mắc bệnh

Ông Trần Quốc Hoàn - Phó chủ tịch UBND xã Hương Giang, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết: trong hơn 10 ngày qua (từ ngày 14 - 25/11) trên địa bàn xã có 41 con gia súc của nhiều hộ dân ở xóm 3 và xóm 5 đã mắc bệnh lở mồm long móng (LMLM).

26/11/2015
Đối thoại chính sách thu hút đầu tư và phát triển thị trường nông sản Hà Tĩnh Đối thoại chính sách thu hút đầu tư và phát triển thị trường nông sản Hà Tĩnh

Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, Đại sứ quán Canada, Trung tâm Nghiên cứu và Truyền thông Phát triển thuộc Liên hiệp các Hội KH & KT Việt Nam tổ chức đối thoại chính sách "Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thu hút đầu tư và phát triển thị trường nông sản Hà Tĩnh".

26/11/2015
Can Lộc nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể Can Lộc nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Những năm gần đây, Can Lộc thực sự quan tâm củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX, tổ hợp tác, góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng quê hương.

26/11/2015
Xây dựng NTM ở Thạch Hưng chính quyền, người dân còn thờ ơ Xây dựng NTM ở Thạch Hưng chính quyền, người dân còn thờ ơ

Sau 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến thời điểm này, xã Thạch Hưng (TP. Hà Tĩnh) mới chỉ đạt 9/19 tiêu chí, trong khi theo kế hoạch, đến cuối năm 2017, xã sẽ về đích.

26/11/2015