Mô hình nuôi gà, heo trên nền đệm lót sinh học

Kết quả qua 3 tháng nuôi, mỗi hộ nuôi 10 con heo thịt trên diện tích 20m2, bình quân mức tăng trọng đạt 68,5 kg/con, với giá bán hiện tại 45.000 đồng/kg hơi, tổng thu nhập 78,3 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn thực lãi gần 9,7 triệu đồng. Trên diện tích 100 m2 chuồng trại, thả nuôi giống gà ta chọn lọc, sau 90 ngày nuôi, gà sống trên 98,7%, trọng lượng bình quân 1,75 kg/con... Theo tính toán, với giá bán 65.000 đồng/kg, mô hình cho thu nhập 88,4 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi gần 16,2 triệu đồng.
Anh Đoàn Lương, ở thôn Kiều Huyên, xã Cát Tân, tham gia mô hình chăn nuôi heo, cho biết: Nuôi heo trên nền đệm lót sinh học là phương pháp mới, dễ làm, giúp giảm đáng kể chi phí, công chăm sóc, tắm rửa cho heo như trước đây; loại bỏ mùi hôi, không gây ô nhiễm môi trường; giảm được dịch bệnh, tỉ lệ tăng trọng nhanh hơn nuôi trên nền xi măng, nên lợi nhuận đem lại khá hơn.
Theo đánh giá chung, nuôi heo, gà trên đệm lót sinh học, không để lại mùi hôi, môi trường được bảo vệ, kể cả nuôi nhốt ngay cạnh nhà. Đây chính là thành công lớn trong việc giải quyết bài toán môi trường mà các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư đang tìm cách khắc phục.
Ông Phan Sĩ Hùng - Phó phòng NN&PTNT, Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát, cho rằng: Toàn huyện hiện có đàn heo trên 86.000 con và đàn gà gần 730 ngàn con, nên việc thực hiện thành công mô hình này rất có ý nghĩa, mở ra hướng phát triển chăn nuôi an toàn sinh học; đặc biệt là chăn nuôi ở quy mô trang trại nhỏ, gia trại và chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình nằm trong khu dân cư, giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường, giúp tiết kiệm chi phí, nhưng vẫn giữ vững năng suất, góp phần nâng cao thu nhập.
Đệm lót được làm từ trấu, mùn cưa, cám gạo hoặc bột bắp và chế phẩm sinh học men Balasa N01, có thể sử dụng được vài năm; nếu bảo quản tốt, bổ sung trấu và men Balasa N01 thường xuyên, có thể sử dụng đến 6 năm. Việc sử dụng đệm lót giúp giảm đáng kể các loại bệnh về tiêu hóa, hô hấp của vật nuôi; giảm tiêu tốn thức ăn, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế. Với kết quả này, huyện Phù Cát sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình trong thời gian đến.
Related news

Khai thác tiềm năng kinh tế nông – lâm nghiệp, trong đó phát triển chăn nuôi là thế mạnh, những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Keo Lôm (huyện Điện Biên Đông) tích cực tuyên truyền, vận động người dân phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa bước đầu mang lại những tín hiệu khả quan trong công tác xóa đói giảm nghèo.
Với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, nên khi Đề án 1956 triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, nông dân chủ yếu chọn nghề nông bởi nhiều lẽ...

Đến ngày 3/5/2015, nông dân huyện Cao Lãnh thu hoạch được 600/700ha mè vụ hè thu năm 2015, tập trung ở các xã Bình Hàng Trung, Mỹ Hội, Mỹ Thọ, An Bình, Nhị Mỹ, Tân Nghĩa và Phong Mỹ; năng suất đạt từ 1 – 1,5 tấn/ha.

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, giai đoạn 2015 – 2020, huyện Lấp Vò xác định tập trung ưu tiên thực hiện 3 ngành hàng chủ lực và lợi thế của huyện, đó là lúa gạo, cây màu và chăn nuôi bò thịt.

Sau mùa quýt hồng, quýt đường bội thu, các nhà vườn cần vun phân, tưới nước cho vườn cây phục hồi, chuẩn bị cho một chu kỳ mới. Tất cả các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đều rất cần thiết và có một loại không thể thiếu đó là phân hữu cơ.