Mô Hình Nuôi Ếch Ở Hồng Sơn Lãi Cao
Hồng Sơn có diện tích trên 12 ha nuôi thủy sản nước ngọt, là xã khá nhất trong phong trào nuôi trồng thủy sản nước ngọt của huyện Hàm Thuận Bắc.
Trong các hình thức nuôi cá, tôm, ba ba… thì hiện nay ở Hồng Sơn mô hình nuôi ếch cho lãi khá cao đang được nhiều nông dân ở các xã khác đến tham quan học tập. Đó là mô hình của anh Phạm Ngọc Lợi năm nay 40 tuổi ở thôn 2 xã Hồng Sơn. Anh có 2.500m2 trồng lúa 3 vụ, anh dành 70m2 chia ra 6 ô bao lưới xung quanh để nuôi 2.400 con ếch. Sau 3 tháng hao hụt còn 1.600 con.
Đến tham quan mô hình nuôi ếch của anh Lợi, ai cũng tấm tắc khen vì từ ngày thả ếch con đến nay chỉ mới 2 tháng mà đã đạt 100-150 g/con, có con đến 200g. Mô hình này dễ làm, bỏ vốn ít nhưng thu lãi cao gấp 2-3 lần trồng lúa.
Anh Lợi cho biết: "Tôi đầu tư vốn để mua con giống, thức ăn, làm lồng lưới sợi nilon, thuốc, số tiền chi phí là 5.500.000 đồng. Thời gian 3 tháng sẽ thu hoạch, ếch có trọng lượng bình quân 300 g/con, tôi thu được 0,5 tấn. Giá bán tại chỗ 25.000 đồng/kg, sẽ thu được 12.500.000 đồng. Sau khi trừ chi phí tôi có lãi 7 triệu đồng.
Chỉ 70m2 ruộng lúa và 6 lồng nuôi ếch, trong 3 tháng lãi 7 triệu đồng, cao hơn 3 lần trồng 1 sào lúa". Đây là mô hình nuôi ếch đầu tiên ở Hồng Sơn, nhờ áp dụng tốt quy trình kỹ thuật nên trong 3 tháng anh thu lãi khá cao. Mô hình này sẽ có nhiều nông dân đến học tập.
Related news
Nếu như lâu nay, bảo hiểm đối với ô tô, xe máy cũng như các phương tiện vận tải đường bộ khác đều đã áp dụng chính sách bảo hiểm bắt buộc thì bảo hiểm trên lĩch vực nghề cá đang bị xem nhẹ. Ngư dân không mấy mặn mà dù cho những rủi ro trên biển thường xuyên xảy ra...
Do đó, việc cần phải có nhiều giải pháp để giữ chân được khách hàng truyền thống, đồng thời mở rộng kênh tiêu thụ ra các thị trường mới, tiềm năng… đang được ngành chức năng, chuyên gia, doanh nghiệp quan tâm.
Thời điểm này, bà con nông dân ở nhiều địa phương đang gấp rút chuẩn bị hàng hóa cho thị trường Tết. Tuy nhiên, điều đáng lo là ở một số địa phương, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm vẫn đang diễn biến khá phức tạp.
Nông dân Giáp Văn Công, ngụ tổ 3, khu phố Suối Cam, xã Tiến Thành (TX. Đồng Xoài, Bình Phước) đã trồng xen cây ăn trái (măng cụt, sầu riêng) trong vườn tiêu gần 10 năm. Mô hình xen canh này đã giúp gia đình anh Công thu nhập cao.
Thành công của mô hình trồng bầu trên đất ruộng cho thấy nếu nông dân biết cách trồng theo mùa vụ thích hợp, đáp ứng được nhu cầu thị trường thì hiệu quả mang lại sẽ rất khả quan, góp phần trong phát triển kinh tế gia đình và thực hiện tốt công tác giảm nghèo ở địa phương.