Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Cua Xanh Sinh Sản Nhân Tạo

Mô Hình Nuôi Cua Xanh Sinh Sản Nhân Tạo
Ngày đăng: 02/06/2012

Nước trong ao được bơm cạn dần, cua trú ngụ trong những bó chà, bò ra ngoài và được bắt lên bằng vợt lưới. Con nào con ấy bằng bàn tay, màu nâu xám, đôi càng to bằng ngón tay cái. Để lên bàn cân, trung bình 400 g/con. Thử nghiệm nuôi cua xanh từ nguồn giống sinh sản nhân tạo tại Bình Định trong 3 tháng 20 ngày đã đạt hiệu quả như vậy.

Tháng 5/2007 trên diện tích ao 5.000 m2, ông Đinh Công Dương (thôn Ngãi An, Cát Khánh, Phù Cát, Bình Định) thả nuôi 6.700 con cua xanh - loại cua giống đủ tiêu chuẩn nuôi thương phẩm có kích cỡ thân từ 1,5 - 2 cm. Đây là giống cua xanh được cho đẻ nhân tạo tại Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Cát Tiến (Trung tâm khuyến ngư và kỹ thuật thủy sản Bình Định), trong khuôn khổ một đề tài nghiên cứu khoa học. Ngoài ra ông Dương còn thả nuôi xen 5 vạn tôm, 400 con cá chua.

Theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật khuyến ngư, ông cho dẫn nguồn nước nuôi từ kênh mương nước ngọt tự  nhiên về, pha nước mặn vào để đạt độ mặn tiêu chuẩn, không bơm từ giếng bị nhiễm phèn. Để tạo chỗ trú ngụ cho cua, ông cho thả nhiều bó chà trong ao. Mỗi ngày ông cho ăn 2 lần. Thức ăn là cá tạp bán khá nhiều ở địa phương, giá rẻ.

Ông Dương dự định nuôi trong 5 - 6 tháng, đạt trọng lượng 300 g/con, nhưng mới 3 tháng 20 ngày đã đạt trên 400 g/con. Loại cua giống sinh sản nhân tạo có độ đồng đều cao, lớn nhanh, sạch bệnh. Ông nói: “Có  lúc nắng hạn, nguồn nước ngọt tự nhiên cạn kiệt không còn bao nhiêu, phải dùng nước giếng nhiễm mặn cao, bơm vào ao nhưng cua vẫn sống được. Khi nguồn nước ổn định thì cua rất nhanh lớn, lột vỏ liên tục, chứ không như cua giống bắt nuôi từ tự nhiên, khi có con nước lên mới lột xác một lần. Mùa nuôi là mùa nắng nóng không phải chính vụ, cua dễ mắc bệnh teo cơ, nhưng ở đây không có”.

Ông Nguyễn Văn Thông - phó chủ tịch UBND xã Cát Khánh cho biết: “Cả xã có 85 ha ao đìa nuôi trồng thủy hải sản. Vùng này độ mặn cao, môi trường nước bị ô nhiễm, nuôi tôm bị dịch nhiều, mô hình ông Dương rất có hiệu quả, có khả năng nhân rộng”.

Vụ chính nuôi cua bắt đầu từ tháng 10 - khi mùa mưa bắt đầu ở miền Trung. Trong mùa mưa, con cua mới phát triển nhanh lại ít bị tác động bởi môi trường bất lợi như thiếu nước ngọt, hạn hán, nhiễm phèn… Theo ông Phan Thanh Việt, trạm trưởng Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản, mô hình của ông Dương là nuôi theo cách quảng canh cải tiến với mật độ 1,3 con/m2. Bài học rút ra là nên tăng lượng chà trong ao để có chỗ trú ngụ cho cua, giảm tỷ lệ hao hụt, đào nhiều rãnh khắp đáy ao, có thả chà.

Được biết, trong khuôn khổ đề tài, trạm thực nghiệm sẽ thả nuôi cua ở 5 địa điểm khác tại đầm Thị Nại và xã Cát Khánh trong đầu mùa mưa. Hiện nay một số hộ dân tại Cát Khánh đang hỏi mua cua giống nhân tạo để chuẩn bị nuôi trong vụ này. Trạm có khả năng cung cấp hàng triệu con giống cho vụ nuôi theo nhu cầu của người nuôi trong và ngoài tỉnh. 

Có thể bạn quan tâm

Hồ Tiêu Việt Nam Vững Vàng Trên Thương Trường Quốc Tế Hồ Tiêu Việt Nam Vững Vàng Trên Thương Trường Quốc Tế

Mới đây, Hiệp hội Hồ tiêu thế giới - IPC đề nghị chuyển trụ sở từ Indonesia, quốc gia có lượng hồ tiêu nhiều nhất trước đây, sang Việt Nam.

27/08/2014
Sinh Nhai Từ Lá Gòn Sinh Nhai Từ Lá Gòn

Bà Nguyễn Thị Nưng đã gắn bó với nghề này gần 20 năm cho biết, vì gia đình không có đất trồng trọt, trước đây vợ chồng bà thường đi làm mướn nhiều việc như cắt lúa, dệt chiếu...

27/08/2014
Xoài Cao Lãnh Không Đủ Hàng “Xuất Ngoại” Xoài Cao Lãnh Không Đủ Hàng “Xuất Ngoại”

Vào “vương quốc” xoài xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, chúng tôi bất ngờ bởi đâu đâu cũng thấy những vườn xoài đang ra hoa, nối tiếp vườn xoài trái oằn cành. Ở đây, có hàng chục vựa xoài, vựa nào cũng ken đầy cần xé xoài chờ đưa lên xe tải đi tiêu thụ.

27/08/2014
Một Số Hoạt Động Bước Đầu Của Hợp Tác Xã Quýt Hồng Lai Vung Một Số Hoạt Động Bước Đầu Của Hợp Tác Xã Quýt Hồng Lai Vung

Hợp tác xã (HTX) quýt hồng huyện Lai Vung thành lập vào giữa tháng 3/2014, gồm 19 thành viên là những người có thâm niên và kinh nghiệm trồng quýt hồng ở xã Long Hậu, với tổng diện tích canh tác 15ha.

27/08/2014
Cải Tạo Vườn Tạp Ở Vị Đông Cải Tạo Vườn Tạp Ở Vị Đông

Nhờ đẩy mạnh công tác cải tạo vườn tạp mà nhiều hộ dân ở xã Vị Đông, huyện Vị Thủy đã tăng thêm thu nhập, ổn định kinh tế gia đình. Đây là động lực giúp cho người dân tiếp tục chuyển đổi số diện tích còn lại.

27/08/2014