Mô Hình Nuôi Cua Đồng Hiệu Quả
Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa vừa tổ chức hội nghị tổng kết mô hình nuôi thử nghiệm cua đồng sau hơn một năm triển khai. Được biết, mô hình này thực hiện từ tháng 2/2010 với 6 hộ tham gia, kinh phí do UBND tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ.
Theo nhiều đánh giá, mô hình nuôi cua đồng cho lợi nhuận cao, một phần do cua nhanh cho thu hoạch, dễ tiêu thụ, dễ chăm sóc, một phần là do trên cùng một diện tích đó, người dân có thể thu được 3 - 4 sản phẩm có giá trị kinh tế khác như lúa, chạch, cá...
Được sự hỗ trợ từ mô hình, hộ anh Nguyễn Chí Cường đã mua 22kg cua giống, sau một thời gian nuôi, anh thu được 78kg cua thương phẩm, doanh thu gần 7 triệu đồng. Hay hộ ông Nguyễn Đăng Ý cũng thu được trên 13 triệu đồng, hộ ông Lê Xuân Cành thu 12 triệu đồng… Bà con cho biết, nuôi cua không khó, có thể kết hợp cấy lúa, có tác dụng sục bùn, làm sạch gốc lúa, hạn chế rầy nâu, làm tơi xốp đất, tăng độ phì nhiêu cho đất, kích thích rễ lúa phát triển, lúa tốt, trỗ đều. Ngược lại, cây lúa là nơi ẩn nấp cho cua và còn là nguồn thức ăn tự nhiên cho cua khi lúa trỗ bông.
Mô hình nuôi cua đồng còn có ưu điểm nữa là con giống tự nhiên sẵn có, hoặc chỉ cần mua con giống vụ nuôi đầu; tận dụng được lao động nhàn rỗi, vốn đầu tư ít.
Tuy nhiên, đây là mô hình nuôi mới tại Thanh Hóa, người dân vừa nuôi, vừa phải học hỏi và đúc rút kinh nghiệm. Ngoài ra, do thời tiết nắng nóng, mưa, rét kéo dài cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh sản và phát triển của cua.
Với kết quả này, lãnh đạo tỉnh, ngành chức năng đã đánh giá cao công tác triển khai, chỉ đạo thực hiện mô hình của Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hoá. Đến nay, mô hình đã lan toả ra các huyện Thọ Xuân, Nông Cống, Quảng Xương, Triệu Sơn, Đông Sơn…
Related news
Tại hội thảo “Phát triển tôm hùm bền vững khu vực miền Trung” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại TP. Nha Trang mới đây, nhiều đại biểu cho rằng nếu không giải quyết được những tồn tại hiện nay để nâng cao sức cạnh tranh, giá trị và thương hiệu tôm hùm nước ta sẽ bị thu hẹp dần.
Trong 7 tháng đầu năm 2015, Việt Nam xuất khẩu gạo sang thị trường Châu phi đã đạt 525.896 tấn gạo, chiếm 15,93% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt nam ra Thế giới, tăng 52,03% so với năm 2014.
Anh Sa Lê (người dân tộc Chăm ở xóm Chăm Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành) là người đầu tiên ở An Giang thành công với mô hình nuôi le le.
Gạo bao thai của HTX Thương mại dịch vụ và Sản xuất (TMDV&SX) nông - lâm - thuỷ sản Tuấn Hùng, xã Dực Yên (HTX Tuấn Hùng, huyện Đầm Hà, Quảng Ninh) đang ngày càng được nhiều người tiêu dùng và thị trường ưa chuộng.
Chùm ngây thuộc loài đại mộc, cây có thể trồng trong chậu cảnh hoặc ngoài vườn và có thể mọc cao từ 5 đến 10m. Cây sinh trưởng tốt ở nhiều điều kiện khí hậu.