Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen Thương Phẩm Làm Chính Trong Ao Bằng Thức Ăn Viên Tổng Hợp Đạt Hiệu Quả
Năm 2014, Chi cục Thủy sản Đắk Lắk triển khai thực hiện 02 mô hình nuôi cá trắm đen thương phẩm làm chính trong ao bằng thức ăn viên tổng hợp tại thôn 3, xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn và buôn Kon Tam, xã Ea Yêng, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk, với quy mô 450 m2/mô hình.
Đây là các mô hình được thực hiện ở các xã vùng đặc biệt khó khăn, nên bà con được Nhà nước hỗ trợ 100% chi phí con giống, thức ăn, vitamine và hóa chất, kháng sinh phòng trị bệnh cho cá.
Mật độ thả 1 con/m2. Công thức nuôi ghép: 80% cá trắm đen, 15% cá chép V1, 5% cá mè). Thức ăn sử dụng trong mô hình là thức ăn viên tổng hợp hãng Uni President với hàm lượng Protein > 30%.
Theo các chủ hộ tham gia mô hình, cá phát triển rất tốt. Sau 6 tháng nuôi cá trắm đen đạt 1,1 kg/con, cá chép V1 đạt 1,3 kg/con, cá mè đạt 1,5 kg/con. Sau trừ chi phí đầu tư, mô hình thu lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng/mô hình. Đây là mô hình nuôi có hiệu quả cao kinh tế cao và sẽ được nhân rộng trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Nếu như những năm trước, giá cua thương phẩm ở huyện Cái Nước (Cà Mau) thường xuyên biến động, thì hiện nay giá cua trên thị trường khá ổn định, nông dân hết sức phấn khởi.
Ngày 1-11, Chi cục Thuỷ sản (Sở NN-PTNT Dak Lak) tổ chức Hội thảo đầu bờ mô hình nuôi thử nghiệm cá chép V1 thương phẩm làm chính trong ao bằng thức ăn viên tổng hợp tại xã Ea Kao – TP. Buôn Ma Thuột.
Thành ủy TP. Hồ Chí Minh đã trao 60 máy dò cá, 30 máy thông tin liên lạc tầm xa (Icom) cho các đoàn viên các nghiệp đoàn nghề cá ở huyện Lý Sơn, với kinh phí hơn 2 tỷ đồng. Máy Icom trao tặng lần này là máy IC-M802FMS- sản phẩm dùng cho hàng hải mới nhất và hiện đại nhất hiện nay.
Thời gian qua, nhiều hộ chăn nuôi vịt ở huyện Đông Hòa (Phú Yên) đã thực hiện mô hình chăn nuôi vịt an toàn sinh học (ATSH) nhằm hạn chế dịch bệnh, cung ứng nguồn thực phẩm đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng. Mô hình này đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Bằng quyết tâm và ham học hỏi, anh Văn Minh Thể, sinh năm 1980 ở thôn 6, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đã nuôi thành công loài chim trĩ đỏ trên vùng đất Tây Nguyên.