Giúp nông dân đưa nông sản ra phố

Ông Tô Hải Long - Giám đốc Trung tâm Trợ giúp nông dân cho biết, mục đích của chương trình phối hợp là nhằm tuyên truyền, quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và kết nối nông dân, doanh nghiệp với người tiêu dùng; xây dựng các thương hiệu nông sản do Hội Nông dân làm chủ nhãn hiệu.
Điểm giới thiệu, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp an toàn phường Đồng Tâm thu hút rất đông người mua.
Ông Long nhấn mạnh, chương trình phối hợp còn tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tư vấn cho nông dân về nhu cầu thị trường và giải pháp sản xuất phù hợp, đúng tiêu chuẩn an toàn, xây dựng các mô hình thí điểm liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm…
Bà Hoàng Thị Hậu – Chủ nhiệm HTX Rau hữu cơ xã Thanh Xuân (Sóc Sơn) cho biết:
“Chúng tôi rất mong muốn những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được đông đảo người tiêu dùng biết đến và đón nhận”.
Hiện, toàn xã Thanh Xuân có 24ha trồng rau hữu cơ, mỗi tháng cung cấp ra thị trường 40 – 45 tấn rau các loại.
Theo bà Hậu, số rau này mới đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu thị trường.
Ngay sau lễ ký kết, 2 bên đã tổ chức khai trương điểm giới thiệu, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp an toàn với hơn 20 chủng loại rau củ quả của nông dân 3 huyện Sóc Sơn, Thạch Thất và Phúc Thọ.
Chất lượng đảm bảo, giá cả phải chăng nên sau khai trương 1 tiếng đồng hồ, các mặt hàng rau củ quả đã được người tiêu dùng mua gần như hết sạch.
Tay xách nặng 2 túi đựng đầy rau, bí xanh, mướp, khoai tây, bà Nguyễn Thị Vui – Tổ trưởng tổ dân phố 3B, phường Đồng Tâm chia sẻ:
“Từ lâu chúng rất quan tâm đến các sản phẩm nông nghiệp an toàn nhưng không biết làm thế nào để tiếp cận. Nay UBND phường, quận phối hợp tổ chức chương trình này, chúng tôi rất phấn khởi.
Tôi hy vọng sẽ có thêm nông sản để chúng tôi đỡ phải tranh nhau như hôm nay”.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân Tây Nguyên khi chọn giống cây trồng thường nghĩ và chọn ngay đến cây giống Eakmat, thuộc Viện Khoa học và Kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên.

Hiện nay, trong số 11.000ha đất nông nghiệp huyện, diện tích thanh long chuyển đổi từ đất lúa hơn 5.000ha, trong đó, từ năm 2010 đến nay tăng thêm 4.000ha, với sản lượng 50.000 - 70.000 tấn/năm. Long An trở thành một trong những tỉnh có diện tích thanh long nhiều nhất sau tỉnh Bình Thuận.

Việc một số doanh nghiệp (DN) xuất khẩu từ chối không tham gia thực hiện hợp đồng tập trung 800.000 tấn gạo sang Philippines có thể là điều chưa từng có từ năm 2008 trở lại đây.

Thị trường Singapore còn nhiều tiềm năng cho xuất khẩu gạo của Việt Nam, trong khi các chủng loại gạo Việt Nam đều đáp ứng được nhu cầu thị trường này.

Sáng 10-6, UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Hội hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai và Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam tổ chức lễ giao nhận thiết bị và công nghệ câu cá ngừ đại dương của Nhật cho ngư dân Bình Định và ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển đội tàu cá vỏ thép và vật liệu mới tại Bình Định.