Mô Hình Nuôi Cá Dứa
Cá Dứa (Pangasius kunyit) là một loài cá da trơn sống ở vùng nước lợ. Với ưu thế là loài cá quý, từ lâu được người dân ĐBSCL cho là thịt thơm ngon hơn cá tra, cá basa nhiều lần. Nhu cầu tiêu thụ rất lớn, là món đặc sản ở các quán, nhà hàng. Vì vậy cá Dứa đã và đang là đối tượng nuôi có triển vọng trong tương lai ở vùng Nhà Bè và Cần Giờ.
Cũng giống như Lý Nhơn, Long Hòa, là một xã phía Nam của huyện Cần Giờ có điều kiện thuận lợi phát triển nghề nuôi cá dứa thương phẩm. Từ lâu người dân nơi đây tập trung nuôi nhiều loại thủy sản như: tôm sú, cá chẻm và một số loài thủy sản khác, nhưng không phải lúc nào cũng thành công – nguyên nhân thì nhiều, nhưng khó khăn lớn nhất là do dịch bệnh hoặc do các ao bị ô nhiễm. Vì thế, cá dứa là đối tượng nuôi mới phù hợp trên địa bàn và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích, đồng thời tìm ra một qui trình nuôi ổn định cho hiệu quả năng suất cao mà các huyện Nhà Bè, Cần Giờ đang áp dụng.
Trong buổi hội thảo đầu bờ, đa số các hộ tham gia mô hình nuôi cá dứa tại đây đều thu được kết quả cao. Ông Trương Hòa Việt, một hộ nuôi áp dụng thành công cho biết:ngoài yếu tố kỹ thuật được áp dụng triệt để từ khâu thả giống, cho ăn, xác định được độ mặn trong ao…cũng cần phải nắm được yếu tố thời tiết giao mùa ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cá. Tốt nhất nên thả giống vào đầu mùa mưa cá sẽ phát triển tốt, vì mùa nắng cá ăn rất ít và hầu như không ăn, và lúc này nếu thời tiết quá hanh khô cá nổi đầu dễ chết. Một kinh nghiệm nữa mà người nuôi cá cần biết, đó là khi áp thấp nhiệt đới, bão giông hầu như cá nghỉ ăn hoàn toàn.
Qua một năm thực hiện ( từ tháng 9/2010 – 9/2011 ) kết quả cho thấy: Cá tăng trọng tương đối đồng đều, không có sự phân đàn lớn; Tỉ lệ sống: 65%, trọng lượng đạt 0.8 – 1kg/con; Năng suất ước đạt: 7,6 tấn/ha, sản lượng của mô hình: 4.940kg. Với giá bán 70.000đồng/kg, lời > 160 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Mô hình nuôi cá dứa mang lại gía trị sản xuất lớn, hiệu quả kinh tế cao, là đối tượng được ưa chuộng nhiều do nhu cầu sử dụng sản phẩm tươi và sử dụng làm khô. Khô cá dứa là mặt hàng được ưa chuộng của sản phẩm du lịch hiện nay. Vì thế, để phát triển mạnh hơn nữa cho mô hình này, cần chủ động được nguồn giống và chất lượng con giống bảo đảm cũng như yếu tố môi trường nhất là độ mặn để giúp cá phát triển tốt.
Có thể bạn quan tâm
Mùa mưa năm 2011, Hợp tác xã Nông nghiệp – Dịch vụ Hợp Tiến (Đắk Glong) đã đưa 20.000 cây giống thanh long ruột đỏ về cho xã viên trồng trên diện tích 5 ha tại xã Quảng Sơn. Sau 3 năm, những vườn cây này đã bước vào thời kỳ kinh doanh, cho thu nhập cao.
Với giá thành như hiện nay từ 2.500 đồng/1kg đến 3.000 đồng /1kg, sau khi trừ hết chi phí, mỗi héc ta cải củ trắng mang lại lợi nhuận kinh tế từ 120 triệu đồng đến 150 triệu đồng.
Anh Nguyễn Duy Tài ở thôn 4, xã Đắk Som (Đắk Glong) hiện đang nuôi 800 con heo hướng nạc. Đây là lứa thứ 2, anh liên kết với Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam.
Theo thống kê, trên địa bàn xã Đắk Wil (Chư Jút) hiện có hơn 750 ha cà phê, trong đó, phần lớn các vườn cà phê đã trồng khá lâu năm. Để thay thế cho diện tích cà phê này, những năm gần đây, người dân đã thực hiện “trẻ hóa” vườn cây bằng cách áp dụng kỹ thuật ghép chồi.
Những năm gần đây, việc phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại đã được nông dân ở xã Đức Mạnh (Đắk Mil) chú trọng. Đến nay, số hộ dân có trang trại chăn nuôi cho thu nhập cao ngày một tăng lên, góp phần thúc đẩy kinh tế của địa phương ngày càng phát triển.