Dùng bạt nilon trắng để xử lý đất trồng rau ăn lá
Diện tích sản xuất rau ăn lá Quận 12 có hơn 60 ha và sản xuất manh mún, nhưng sản lượng cũng đã góp phần đáp ứng phần nào nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Những hộ trồng rau thường tập trung chuyên canh 10 - 12 vụ/năm không cho đất nghĩ nên việc sử dụng phân bón để bổ sung dinh dưỡng cho đất được người dân dùng như phân vô cơ, phân hữu cơ để canh tác (Phân gà, phân cút...). với số lượng lớn và liên tục.
Các loại phân bón này chưa được xử lý hoặc xử lý nhưng chưa đạt yêu cầu nên có rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng tiếp tục sinh sôi nảy nở trong đất, bám vào các cây rau và truyền vào cơ thể người, động vật.
Mặc khác, do tập trung chuyên canh rau ăn lá nên các đối tượng sâu, bệnh hại được tích lũy ngày càng nhiều trong đất.
Vì vậy, các hộ sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ với liều lượng và số lần nhiều lên gây ô nhiễm đất canh tác.
Trước những tác hại của vi sinh vật và thuốc BVTV gây hại đến sức khỏe của con người như nêu trên việc xử lý đất trồng rau bằng phương pháp an toàn và triệt để là vấn dề cần quan tâm.
Nhằm góp phần giảm thiểu sự ô nhiễm đất trồng rau ăn lá và trồng theo hướng tạo ra các sản phẩm sạch và an toàn, Trạm Khuyến nông Quận 12 – Gò Vấp thử nghiệm mô hình “Dùng bạt nilon trắng để xử lý (bằng nhiệt) đất trồng rau ăn lá tại trên hộ Ông Lại Văn Phong, phường Hiệp Thành – Quận 12 bước đầu đã mang lại kết quả khả quan và được nông dân đánh giá khá cao.
Qua thực hiện xử lý đất bằng phủ nilon, ánh nắng mặt trời đã làm nhiệt độ của đất đã phủ bạt tăng từ 60 - 650C trong thời điểm nắng nhất trong ngày khoảng thời gian buổi trưa (11 – 13 giờ) và giữ nhiệt độ cao cho đến 15 - 16 giờ chiều (thời gian giữ nhiệt độ cao trên 50 - 59oC trong khoảng thời gian 4 giờ.
Để duy trì nhiệt độ như trên, quy trình thực hiện như sau:
Đầu tiên, tưới qua nước và tiến hành xới đất thật kỹ, vì đất ẩm sẽ dẫn nhiệt tốt hơn.
Tiếp đó, mặt đất được phủ những tấm bạt nilon mỏng và trong suốt phơi trong 2 ngày, sau đó mở bạt ra 2 ngày sau bắt đầu gieo hạt trồng rau.
Nắng sẽ làm cho nhiệt độ của đất lên tới 60 - 65o C.
Ở nhiệt độ này đã tiêu diệt được một số nguồn gây bệnh hại thể hiện qua kết quả như trong giai đoạn sinh trưởng của cây rau trên liếp được phủ bạt nilon trắng giai đoạn cây con không xuất hiện bệnh hại nên không xử lý bằng thuốc BVTV.
Trong quá trình sinh trưởng của cây rau qua nhìn nhận thấy bệnh hại ít xuất hiện hơn so với không phủ bạt chỉ phun thuốc 2 lần phòng ngừa bệnh hại cho rau trong khi canh tác theo cách cũ phải phun 5 lần trong quá trình sinh trưởng, trong khi đó sự sinh trưởng và năng suất cây rau vẫn bình thường.
Công nghệ làm đất này các nước có nền nông nghiệp phát triển đã áp dụng phổ biến trong sản xuất rau màu nếu thời gian xử lý đất càng lâu 1 hoặc 2 tháng thì tác dụng càng cao.
Công nghệ khử trùng đơn giản và hiệu quả này nhằm làm giảm việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các hóa chất độc hại khác, mà vẫn đảm bảo năng suất cây trồng.
Các vi khuẩn, nấm và nhiều loại động vật gây hại mùa màng sống trong khoảng 30cm dưới lòng đất sẽ bị sức nóng tiêu diệt.
Tác dụng diệt khuẩn của phương pháp này duy trì được khá lâu.
Một số nghiên cứu cho thấy năng lượng mặt trời còn làm thay đổi nhiều tính chất hóa học của đất.
Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, đất sẽ giải phóng ra một lượng lớn các vi chất như canxi, magie… có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của cây trồng.
Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Nông nghiệp đảo Síp, phương pháp khử trùng đất bằng năng lượng mặt trời có thể làm tăng sản lượng cây trồng lên từ 25% đến 432%, rất khả quan đối với các loại rau màu như đậu, cà chua, khoai tây…
Đặc biệt, nông sản và hoa quả sau thu hoạch ít phải xử lý hơn mà vẫn đảm bảo không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng do hàm lượng hóa chất thấp.
Có thể bạn quan tâm
Sau nhiều năm thua lỗ liên tục vì giá heo hơi thấp dưới giá thành sản xuất, người nuôi phải giảm hoặc bỏ đàn. Gần đây ở Phú Yên, giá heo hơi nhích lên dần và đang ở mức cao, các hộ nuôi rất phấn khởi, nhiều hộ đang tăng đàn.
Một số hộ dân xã Long Kiến (Chợ Mới - An Giang) rất phấn khởi vì thu hoạch mồng tơi lấy hạt đạt năng suất cao, giá cả ổn định, đem lại thu nhập khá cho nông dân.
Hơn 10 năm trước, vợ chồng anh Phạm Văn Tiến (44 tuổi) ở thôn Liên Trì 1, xã Bình Kiến (TP Tuy Hòa, Phú Yên) thuộc diện khó khăn, nhưng với nghị lực vượt khó, anh không chỉ vươn lên thoát nghèo mà trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Ngày 31-3, tại Đồng Tháp, Bộ NN-PTNT tổ chức hội thảo bàn về việc triển khai thực hiện Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn”.
Diện tích cây thanh long trên địa bàn huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) hiện nay trên 180 hécta, trong đó thanh long ruột đỏ chiếm 142 hécta. Theo kế hoạch của Phòng Nông nghiệp - phát triển nông thôn huyện Xuân Lộc, đến năm 2020 diện tích thanh long ruột đỏ trên toàn huyện sẽ đạt mức 1.500 hécta, rải đều trên 13 xã và thị trấn.