Mô Hình Nuôi Cá Diêu Hồng Hiệu Quả Kinh Tế Ở Huyện Krông Bông (Dak Lak)

Tháng 5-2012, Trạm Khuyến nông huyện Krông Bông (Dak Lak) xây dựng mô hình nuôi cá diêu hồng thương phẩm tại một số hộ dân trên địa bàn huyện. Qua 7 tháng thực hiện, đến nay những mô hình này đã bước đầu có hiệu quả, mang lại thu nhập khá cho người nuôi.
Gia đình anh Trần Văn Huy ở thôn 5, xã Hòa Sơn có 1 sào ao nuôi cá. Trước đây gia đình anh chủ yếu nuôi các loại cá quen thuộc như: mè, trắm, rô phi… theo phương pháp cũ, nhằm chủ yếu phục vụ cho gia đình. Từ khi tham gia mô hình, gia đình anh được cán bộ Trạm Khuyến nông huyện hướng dẫn kỹ thuật cải tạo ao hồ và phương pháp nuôi cá diêu hồng thương phẩm, đồng thời hỗ trợ thả hơn 24 kg cá giống (tương đương với 2.400 con cá giống), vôi bột, cám công nghiệp… Sau 7 tháng chăm sóc, tỷ lệ cá sống đạt 72%, mỗi con có trọng lượng từ 4 – 6 lạng/con. Với giá thị trường hiện nay (40.000 - 42.000 đồng/kg) tính ra gia đình anh thu lãi từ 15 - 16 triệu đồng.
Cùng được thụ hưởng từ mô hình cá diêu hồng do Trạm Khuyến nông huyện triển khai, gia đình ông Đào Hạnh ở thôn 10, xã Khuê Ngọc Điền được hỗ trợ thả 15 kg cá giống, đến kỳ thu hoạch, với tỷ lệ cá sống khá cao nên năng suất dự kiến sẽ đạt hơn 1,5 tấn. Ông Hạnh cho biết: “Cá diêu hồng là loại cá mới nuôi đối với nhiều người dân huyện Krông Bông. Tuy nhiên với đặc tính gần giống cá rô phi, ăn tạp, dễ chăm sóc, thời gian sinh trưởng ngắn, đẻ dày, thịt cá ít xương, thơm ngon, đem lại hiệu quả kinh tế cao, được nhiều người tiêu dùng ưa thích… vì vậy sau khi tham gia mô hình nuôi cá diêu hồng thương phẩm, gia đình tôi quyết định sẽ tiếp tục nuôi loại cá theo hình thức kinh doanh…”.
Được biết, trong năm 2012, Trạm Khuyến nông huyện Krông Bông đã đầu tư 73 triệu đồng xây dựng mô hình nuôi cá diêu hồng với 0,41 ha mặt nước ao, hồ của 7 hộ gia đình tại 3 xã: Hòa Sơn, Hòa Lễ, Khuê Ngọc Điền. Qua 7 tháng đưa vào áp dụng, bình quân mỗi sào ao nuôi cá diêu hồng cho người dân thu trên 3 tấn, trừ chi phí người dân thu lãi gần 20 triệu đồng. Đặc biệt, đối với những hộ dân tiếp tục chăm sóc chờ đến thời gian giáp tết hoặc sau tết giá cá tăng cao, lợi nhuận thu được sẽ còn lớn hơn.
Có thể bạn quan tâm

Gần đây trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, một số diện tích ngô xuân đã xuất hiện bệnh “lùn cây ngô” mà không rõ nguồn gốc của bệnh. Đây là loại bệnh lần đầu tiên xuất hiện trên địa bàn nên đã khiến nhiều người trồng ngô nơi đây hoang mang, lo lắng.

Chia sẻ trên tờ Dân Việt, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: “Việc nhập khẩu ngô tăng vọt trong thời gian qua chủ yếu là do, chăn nuôi tập trung theo quy mô công nghiệp trong nước tăng, trong khi nguồn nguyên liệu trong nước lại giảm do khó mở rộng diện tích trồng ngô”.

Trong lĩnh vực trồng trọt, cây ngô có vị trí quan trọng thứ hai sau cây lúa. Tuy nhiên, nhiều năm nay đã tồn tại một nghịch lý là Việt Nam xuất khẩu (XK) hơn 7 triệu tấn gạo, còn sản xuất ngô vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước.

Với lợi thế về tài nguyên đất, trong năm 2013 và 2014, huyện Vị Xuyên nỗ lực tạo “đột phá” trong sản xuất nông nghiệp (SXNN), bằng cách gắn kết chặt chẽ giữa 3 nhà: Nhà nông – Nhà nước – Nhà doanh nghiệp để tạo đầu ra ổn định cho cây cải sa-lát và chanh leo, những cây trồng mới trên địa bàn huyện; đồng thời, thực hiện thí điểm chăn nuôi bò nhốt dành cho đồng bào hạ sơn...

Thời gian qua, diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng kéo dài, trên lúa HT 2014 tại Nghệ An và Hà Tĩnh dịch sâu cuốn lá nhỏ (SCLN) đã phát sinh gây hại.