Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá Chim Vây Vàng Góp Phần Đa Dạng Hóa Đối Tượng Nuôi Cho Bà Con

Cá Chim Vây Vàng Góp Phần Đa Dạng Hóa Đối Tượng Nuôi Cho Bà Con
Ngày đăng: 02/08/2014

Để tài “Hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chim vây vàng và tổ chức chuyển giao cho người dân tại Khánh Hòa” của nhóm tác giả Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản (Đại học Nha Trang) đã mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi biển tại Khánh Hòa.

Tuy nhiên, sau kết quả nghiệm thu, điều cần được quan tâm hiện nay là làm sao nhân rộng được đối tượng nuôi này đến bà con, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sau hơn 2 năm thực hiện nghiên cứu, tập huấn và chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá chim vây vàng cho người dân, PGS.TS Lại Văn Hùng - Chủ nhiệm đề tài khẳng định đã làm chủ được quy trình sản xuất giống. Tỷ lệ sống trung bình đạt 6,26% trên gần 19.000 con.

Trong khi đó, tỷ lệ sống của cá bố mẹ đạt 95,7%, tỷ lệ thành thục là 86,74%. Tỷ lệ này được các nhà khoa học đánh giá khá tốt.

Với việc chủ động nguồn cá giống, nhóm nghiên cứu cùng với các nhà khoa học và ngành chức năng đang hướng đến việc nhân rộng mô hình, phát triển cá chim vây vàng theo hướng thương phẩm. Và điều kiện ở Khánh Hòa được đánh giá là rất phù hợp cho loại cá này.

PGS-TS Đỗ Văn Khương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học - Đào tạo, Viện Nghiên cứu Hải sản nhận xét đề tái có tính thực tiễn cao, tỉnh Khánh Hòa hoàn toàn đủ điều kiện phát triển nghề nuôi cá chim vây vàng. Từ đó sẽ góp phần đa dạng hóa sản phẩm nuôi phát triển tại các tỉnh Nam Trung bộ và Nam Bộ, mang lại lợi ích cho người dân.

Thực tế trong quá trình nghiên cứu cũng cho thấy, cá chim vây vàng là đối tượng có tốc độ sinh trưởng khá nhanh và giá trị kinh tế cao.

Chỉ sau 10 - 12 tháng nuôi, cá chim vây vàng đạt trọng lượng hơn 1kg; giá bán tại bè từ 140 - 150 ngàn đồng/kg, còn tại các chợ là trên 300 ngàn đồng/kg. Ở Khánh Hòa, sản lượng cá chim vây vàng thương phẩm mỗi năm đạt gần 200 tấn. Bên cạnh đó, cá chim vây vàng hoàn toàn có thể phát triển nuôi tại ao đìa, nhất là những đìa tôm bị dịch bệnh.

Đây một trong những ưu điểm hứa hẹn loại cá này sẽ được bà con đón nhận, nhất là trong bối cạnh nhiều loài thủy sản đang phải đối mặt với nhiều loại dịch bệnh, gây thất thu như hiện nay. Tuy nhiên, việc chuyển giao quy trình nuôi cho bà con vẫn cần nhiều thời gian. Bên cạnh việc làm thế nào để bà con có thể nhanh chóng nắm bắt được các kỹ thuật nuôi, nhóm nghiên cứu cũng cần quan tâm đến vấn đề nguồn thức ăn lâu dài cho cá.

PGS.TS. Đỗ Văn Khương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học - Đào tạo, Viện Nghiên cứu Hải sản cho rằng để chuyển giao nên hoàn thiện ngắn gọn lại quy trình, có sách hướng dẫn. Hiện nay chúng ta chỉ dùng thức ăn sống, nên nghiên cứu nguồn thức ăn công nghiệp; điều này sẽ đạt hiệu quả kinh tế hơn, cũng như góp phần bảo vệ môi trường.

So với một số loại thủy sản nuôi khác, cá chim vây vàng đang có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, việc nhân rộng loại thủy sản này cũng cần phải được đánh giá kỹ càng hơn về thị trường, đầu ra cho sản phẩm. Không riêng gì Khánh Hòa, các tỉnh Miền Trung, mà một số tỉnh phía Bắc cũng đã nuôi thành công loại cá này.

Chính vì vậy, vấn đề liên kết trong nuôi thương phẩm đang được các nhà khoa học hết sức quan tâm, nhằm tạo sự ổn định trong phát triển.

PGS.TS Lại Văn Hùng, Chủ nhiệm đề tài cho biết việc nuôi thương phẩm phải có giống và thức ăn. Hiện nay Viện đang nghiên cứu thức ăn, đưa thức ăn tốt nhất từ khâu giống đến con cá thương phẩm làm thế nào ngườu tiêu dùng tiếp cận.

Trong thời điểm một số đối tượng nuôi thủy sản đang gặp khó khăn vì dịch bệnh, giá cả thì việc phát triển cá chim vây vàng sẽ là hướng đi khả quan, mang lại giá trị về kinh tế.

Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình nuôi phải hết thận trọng, cần có sự hướng dẫn của các nhà khoa học và nhóm nghiên cứu, nhằm hoàn thiện tất cả các quy trình từ thức ăn đến giải quyết vấn đề môi trường nuôi và dịch bệnh.

Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần có những định hướng quy hoạch vùng nuôi thật cụ thể, nhằm đảm bảo việc giám sát dịch bệnh có thể phát sinh.


Có thể bạn quan tâm

Vũng Liêm Phát Triển 100 Ha Ớt Chỉ Thiên Trên Đất Lúa Vũng Liêm Phát Triển 100 Ha Ớt Chỉ Thiên Trên Đất Lúa

Ớt chỉ thiên thích hợp đất lúa trong điều kiện hạn, mặn xâm nhập tại một số xã của huyện như: Trung Thành, Trung Thành Đông, Trung Ngãi, Trung Nghĩa với diện tích khoảng 2.500ha.

08/04/2014
Nông Dân Huyện Khánh Sơn Thu Hoạch Sầu Riêng Nông Dân Huyện Khánh Sơn Thu Hoạch Sầu Riêng

Khác với các năm trước, vào thời điểm đầu vụ thu hoạch, sầu riêng thường bán với giá cao hơn so với giữa vụ, năm nay do nhiều người tiêu dùng vẫn e ngại tình trạng một số nhà vườn và thương lái dùng thuốc ép chín sầu riêng nên sức mua dè dặt, giá bán sầu riêng không cao.

31/07/2014
Nông Dân Bình Tấn Nuôi Lươn Đồng Đạt Hiệu Quả Nông Dân Bình Tấn Nuôi Lươn Đồng Đạt Hiệu Quả

Những năm gần đây, nhiều người dân ở ấp I, xã Bình Tấn, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) thành công với mô hình nuôi lươn trên cạn. Hiện toàn ấp có khoảng 20 hộ nuôi lươn, mỗi hộ nuôi từ 20 - 30m2.

08/04/2014
Lúa Chết Vì Mưa Bão Lúa Chết Vì Mưa Bão

Lúa chết phải gieo sạ lại, lúa trong giai đoạn thu hoạch bị đổ ngã làm giảm năng suất, tăng chi phí trong khâu thu hoạch,... là những gì mà người dân trên địa bàn tỉnh phải đối mặt do tình hình mưa bão trong thời gian qua, nhất là từ đầu tháng 7 đến nay.

31/07/2014
Mùa Cá Mùa Cá "Đắng"

Nhiều loại cá nước ngọt hiện đang vào vụ thu hoạch, nguồn cung dồi dào khiến giá bán giảm sâu. Không ít nông dân lo trắng tay vì có thể thua lỗ đến hàng trăm triệu đồng.

08/04/2014