Mô Hình Nuôi Ba Ba Đạt Hiệu Quả Ở Đồng Tháp
Là địa phương nằm ven sông Hậu, có nguồn nước ngọt quanh năm nên rất thuận lợi cho việc nuôi con ba ba. Từ điều kiện đó, xã Tân Hòa, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đưa ra mô hình nuôi ba ba để các hộ nghèo ở địa phương có điều kiện làm kinh tế.
Tuy nhiên, các hộ dân ở xã Tân Hòa chỉ nuôi theo phong trào, hiệu quả không cao, do thiếu kiến thức và kinh nghiệm. Trước tình hình đó, Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Tân Hòa đã quyết định chọn mô hình nuôi ba ba của anh Đặng Văn Việt - Phó Chủ tịch Hội CCB xã để xây dựng mô hình điểm và nhân rộng trong toàn xã. Đến nay, Tổ nuôi ba ba của Hội CCB có 25 thành viên.
Anh Đặng Văn Việt cho biết, con ba ba dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, nguồn thức ăn dễ tìm như cá, ốc... có sẵn trong tự nhiên, nên khi Hội giới thiệu mô hình nuôi ba ba nhiều người đã nhiệt tình hưởng ứng. Sau khi thành lập Tổ nuôi, Hội CCB xã phối hợp với Trạm khuyến nông huyện tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc và tổ chức cho các thành viên đi tham quan mô hình nuôi ba ba ở tỉnh An Giang để học hỏi thêm kinh nghiệm.
Nhờ đó, các hộ nuôi từng bước tích lũy kinh nghiệm, nắm vững kỹ thuật nuôi, một số thành viên còn lai tạo được con giống tốt để cung cấp cho người nuôi tại địa phương. Hiện giá ba ba thịt loại I khoảng 1,4 kg/con dao động từ 340.000 - 400.000 đồng/kg, thấp nhất từ 70.000 - 80.000 đồng/kg (trọng lượng 0,5 kg/con).
Điển hình như Phan Thành Nhân, ấp Hòa Định khi biết mô hình nuôi ba ba cho lợi nhuận kinh tế cao, anh quyết định chuyển diện tích đất canh tác lúa sang nuôi ba ba. Thời gian đầu anh chỉ nuôi ba ba với số lượng ít, dần dần tích lũy được kinh nghiệm và đồng vốn nên mở rộng diện tích nuôi, chủ yếu cho lai tạo con giống chất lượng cao để cung cấp cho thị trường.
Anh Nhân cho biết: Muốn nuôi ba ba phải chuẩn bị tốt ao nuôi, xử lý ao thật sạch trước khi thả ba ba con xuống ao. Mật độ thả nuôi không quá dày hoặc không quá thưa, trung bình 4 con/m2. Chú ý chọn ba ba đực để nhân giống và phải đổi dòng, phương pháp này tránh được tình trạng trùng huyết và hạn chế bệnh đốm trắng, bệnh bông gòn, gây thiệt hại cho người nuôi. Mỗi ngày cơ sở của anh cho nở trên 200 con ba ba giống để cung cấp cho những hộ nuôi trong xã và các địa phương lân cận như Lấp Vò, SaĐéc. Mô hình nuôi ba ba mang lại nguồn thu cho gia đình anh từ 100 - 200 triệu đồng/năm.
Tương tự anh Thái Văn Lâm - thuộc diện hộ nghèo ngụ ấp Hòa Tân, xã Tân Hòa cũng nuôi ba ba được gần 8 năm. Sau 3 năm thực hiện mô hình, kinh tế gia đình anh Lâm có nhiều thay đổi và anh đã mạnh dạng đầu tư mở rộng thêm diện tích nuôi. Năm 2012 kinh tế gia đình anh đã ổn định, từ một hộ nghèo nay đã có cuộc sống ổn định, tích lũy được vốn liếng, thu nhập từ 2.000 m2 diện tích nuôi ba ba thịt và ba ba giống trên 200 triệu đồng/năm.
Chia sẻ về mô hình nuôi ba ba do Hội CCB phát động, anh Đặng Văn Việt cho biết thêm: “Hầu như 80 - 90% hộ tham gia mô hình đều nuôi có lãi, mặc dù có tăng giảm nhưng không giảm đến mức người nuôi không có lời”.
Hướng tới, Hội CCB huyện Lai Vung sẽ nhân rộng mô hình ra toàn hội viên trong huyện, nhằm góp phần đưa đời sống của hội viên vươn lên thoát nghèo”.
Related news
Những ngày này, bà con các hộ làm mắm truyền thống ở Nam Ô, quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) đang tất bật hoàn tất những công đoạn cuối cùng như chắt lọc, đóng chai, dán nhãn... để kịp đưa sản phẩm ra thị trường phục vụ Tết. Không khí rộn ràng tràn ngập khắp làng nghề nước mắm đã nức tiếng từ thuở nào.
Năm qua, sự cạnh tranh khốc liệt để giành lấy thị trường của các doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu cá tra ngày càng tăng, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của các nước nhập khẩu ngày càng nhiều, các yêu cầu, điều kiện ngày càng khắc khe... nhưng DN xuất khẩu cá tra trong tỉnh Đồng Tháp đã năng động trong việc tìm kiếm thị trường mới.
Trong đó tôm là mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất (27%) và chiếm tỷ trọng lớn nhất (50,4%) nhờ lượng sản xuất và nhập khẩu nguyên liệu tăng, trong khi thị trường thế giới thiếu nguồn cung do dịch bệnh EMS.
Giá trị xuất khẩu con tôm Cà Mau luôn tăng qua các năm, đạt trên 1,2 tỷ USD trong năm 2014. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế cho thấy, phần lớn được xuất dưới dạng sản phẩm thô, mới qua sơ chế, làm giảm giá trị sản phẩm, chỉ có khoảng 40% sản phẩm có giá trị gia tăng được xuất khẩu.
Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định (BIDIFISCO) cho biết: Lô hàng cá ngừ đại dương thứ hai của tỉnh ta xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đã được bán đấu giá tại Trung tâm Đấu giá thành phố Osaka (Nhật Bản) vào sáng 2.2, với giá bình quân 1.000 JPY/kg (khoảng 190.000 đồng/kg).