Mô Hình Hiệu Quả Cho Tôm Nuôi Ở Đà Nẵng
Vụ mùa bội thu của người nuôi tôm thôn Trường Định (xã Hòa Liên, H.Hòa Vang Đà Nẵng) có thể giúp những vùng nuôi tôm khác học tập mô hình nhờ đầu tư đúng hướng và sự thống nhất của các hộ dân tham gia Chi hội.
Những ngày qua, vụ mùa nuôi tôm chân trắng ở thôn Trường Định bắt đầu thu hoạch. Tại đây có 23 hộ nuôi trên diện tích 15,25 ha, thu về 58,9 tấn tôm. Khác với cảnh mặc ai nấy bán ở những vùng chăn nuôi khác, tại thôn đã thành lập Chi hội nuôi tôm nhằm thống nhất giá, đảm bảo quyền lợi cho hội viên. Với mức giá tôm thương phẩm 125.000 đồng/kg (khoảng 100 con/kg), toàn thôn thu về 7,36 tỉ đồng, người nuôi tôm lãi ròng từ 100-400 triệu đồng/hộ sau khi trừ chi phí.
Con tôm Trường Định trước đây luôn thấp thỏm cảnh được mùa mất giá hoặc dịch bệnh do kiểu làm tự phát của các hộ dân, chỉ cần một hộ làm ô nhiễm nguồn nước sẽ ảnh hưởng đến các khu vực nuôi lân cận, dịch bệnh từ đó cũng bùng phát. Ông Trương Tấn Mạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Liên (H.Hòa Vang) cho hay, đây là năm thành công nhất của người nuôi tôm địa phương, bí quyết nằm ở chỗ Chi hội nuôi tôm Trường Định ra đời đã tập hợp các hộ nuôi, cùng thống nhất và chia sẻ kinh nghiệm để tất cả cùng đạt được lợi ích.
Nhờ có Chi hội, người nuôi tôm cùng đầu tư mua giống tại cơ sở uy tín đảm bảo, cải tạo ao nuôi đúng kỹ thuật, ý thức cao việc giữ gìn vệ sinh nguồn nước chung và áp dụng thả giống đúng lịch thời vụ. Ông Mạnh khẳng định, thực tế sự thành công lớn của mùa vụ năm nay đã chứng minh cho người nuôi tôm thấy được giá trị của ý thức tập thể thống nhất trong Chi hội và đầu tư nuôi theo phương pháp khoa học. Từ đó, hộ nuôi trong thôn càng quyết tâm hơn, có bài bản hơn trong mở rộng sản xuất, cũng như đúc kết bài học kinh nghiệm cho các vùng nuôi tôm khác học tập.
Có thể bạn quan tâm
Mặc dù ngành nông nghiệp đã quan tâm chỉ đạo công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN), nhưng trên thực tế, việc triển khai còn rất nhiều khó khăn, hạn chế, mà một trong những nguyên nhân là đội ngũ cán bộ thiếu và yếu.
Gian trưng bày của Hội Nông dân Việt Nam tại Triển lãm Thành tựu Kinh tế - Xã hội năm 2015 thu hút khách tham quan với hàng trăm sản phẩm nông sản đặc trưng của các vùng miền, và các máy móc, vật tư nông nghiệp là các sáng chế nổi bật do chính người nông dân làm ra...
Chính phủ vừa mới ban hành chính sách tín dụng đối với hộ vừa thoát nghèo nhằm tạo điều kiện cho đối tượng này vay vốn làm ăn để thoát nghèo bền vững.
Với niềm đam mê chăn nuôi, anh Võ Đình Duẫn (thôn Bắc Lân, xã Ba Động, Ba Tơ) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư mô hình trang trại chăn nuôi heo khép kín. Sau 3 năm, mô hình này đã mang lại doanh thu tiền tỷ cho gia đình anh.
Tháng Tám, núi rừng Ba Tơ bạt ngàn xanh. Đó là màu xanh của ruộng mía, rẫy keo. Ông Lê Hàn Phong- Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ cho biết: “Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, Ba Tơ đã tiếp tục phát huy thế mạnh của đất đồi rừng, trồng đa dạng cây nguyên liệu, góp phần cải thiện cuộc sống của người dân...”.