Mô Hình Hiệu Quả Cho Tôm Nuôi Ở Đà Nẵng

Vụ mùa bội thu của người nuôi tôm thôn Trường Định (xã Hòa Liên, H.Hòa Vang Đà Nẵng) có thể giúp những vùng nuôi tôm khác học tập mô hình nhờ đầu tư đúng hướng và sự thống nhất của các hộ dân tham gia Chi hội.
Những ngày qua, vụ mùa nuôi tôm chân trắng ở thôn Trường Định bắt đầu thu hoạch. Tại đây có 23 hộ nuôi trên diện tích 15,25 ha, thu về 58,9 tấn tôm. Khác với cảnh mặc ai nấy bán ở những vùng chăn nuôi khác, tại thôn đã thành lập Chi hội nuôi tôm nhằm thống nhất giá, đảm bảo quyền lợi cho hội viên. Với mức giá tôm thương phẩm 125.000 đồng/kg (khoảng 100 con/kg), toàn thôn thu về 7,36 tỉ đồng, người nuôi tôm lãi ròng từ 100-400 triệu đồng/hộ sau khi trừ chi phí.
Con tôm Trường Định trước đây luôn thấp thỏm cảnh được mùa mất giá hoặc dịch bệnh do kiểu làm tự phát của các hộ dân, chỉ cần một hộ làm ô nhiễm nguồn nước sẽ ảnh hưởng đến các khu vực nuôi lân cận, dịch bệnh từ đó cũng bùng phát. Ông Trương Tấn Mạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Liên (H.Hòa Vang) cho hay, đây là năm thành công nhất của người nuôi tôm địa phương, bí quyết nằm ở chỗ Chi hội nuôi tôm Trường Định ra đời đã tập hợp các hộ nuôi, cùng thống nhất và chia sẻ kinh nghiệm để tất cả cùng đạt được lợi ích.
Nhờ có Chi hội, người nuôi tôm cùng đầu tư mua giống tại cơ sở uy tín đảm bảo, cải tạo ao nuôi đúng kỹ thuật, ý thức cao việc giữ gìn vệ sinh nguồn nước chung và áp dụng thả giống đúng lịch thời vụ. Ông Mạnh khẳng định, thực tế sự thành công lớn của mùa vụ năm nay đã chứng minh cho người nuôi tôm thấy được giá trị của ý thức tập thể thống nhất trong Chi hội và đầu tư nuôi theo phương pháp khoa học. Từ đó, hộ nuôi trong thôn càng quyết tâm hơn, có bài bản hơn trong mở rộng sản xuất, cũng như đúc kết bài học kinh nghiệm cho các vùng nuôi tôm khác học tập.
Related news

Từ năm 2010 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thực nghiệm nhiều mô hình trồng cây mắc ca trên địa bàn các huyện: Kbang, Mang Yang, Chư Pah, Chư Pưh, Chư Sê, Đak Đoa và nhiều hộ dân các huyện: Kông Chro, Đak Pơ, Đức Cơ, Chư Prông và TP. Pleiku tự đầu tư trồng mắc ca. Đến nay, diện tích cây mắc ca toàn tỉnh là 215,6 ha. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của nó vẫn còn bỏ ngỏ.

Vượt qua trở ngại về tuổi tác, điều kiện sức khỏe, ông Ksor Jú (làng Kom Yố, xã Ia Chía, huyện Ia Grai) luôn nêu gương sáng trong lao động sản xuất, trở thành trụ cột về tinh thần lẫn vật chất cho gia đình và giúp đỡ những người khó khăn trên địa bàn.

Những năm qua, việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) giúp cho nông nghiệp ở Bắc Quang có những bước tiến đáng kể với năng xuất, sản lượng lương thực dẫn đầu toàn tỉnh. Để tiếp tục tạo đột phá, năm 2015 huyện Bắc Quang bắt đầu triển khai Kế hoạch dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), chỉnh trang đồng ruộng. Đây là điều không còn lạ, nhưng mới ở Hà Giang.

Hiện nay, công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, đang ở giai đoạn quyết liệt để sẵn sàng cho chặng đường cuối về đích trong năm nay.

Thời gian qua, cùng với sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, ngư dân huyện Duy Xuyên đã mạnh dạn đầu tư cải hoán, nâng cấp tàu thuyền có công suất lớn vươn khơi đánh bắt.