Nhân Rộng Mô Hình Canh Tác Lúa Giảm Phát Thải Khí Nhà Kính

Ngày 9.10, tại TP.Long Xuyên (An Giang), Sở NN-PTNT tỉnh An Giang phối hợp cùng Quỹ bảo vệ môi trường (EDF) và Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính giai đoạn 2012 - 2014”. Đây là dự án thực hiện từ tháng 7.2012 tại H.Phú Tân (An Giang) và H.Tân Hiệp (Kiên Giang).
Tại An Giang, dự án triển khai trên diện tích 500 ha với sự tham gia của hơn 300 nông dân, nhằm cải thiện sinh kế thông qua công tác tập huấn kỹ thuật trồng lúa kéo giảm giá thành sản xuất, giảm phát thải khí nhà kính…
Kết quả sau 5 vụ sản xuất cho thấy nông dân tham gia dự án này đã giảm được 43% lượng giống, 23% lượng phân đạm, 27% số lần phun thuốc, 48% lượng nước tưới, giảm thất thoát sau thu hoạch 30%; năng suất bình quân tăng 11% (đạt 8 tấn/ha/vụ), tương đương tăng lợi nhuận 9 triệu đồng/ha/vụ. Từ hiệu quả đó, Sở NN-PTNT tỉnh An Giang quyết định sẽ nhân rộng mô hình này.
Có thể bạn quan tâm

Trong tháng 7 và 8, các nhà máy sản xuất đạm Cà Mau, đạm Ninh Bình và đạm Hà Bắc đều tạm ngừng hoạt động một thời gian để bảo dưỡng định kỳ. Tuy nhiên, dự kiến nguồn cung phân đạm nói chung và ure nói riêng sẽ tiếp tục ổn định.

Vụ Mùa năm nay, huyện Vị Xuyên gieo cấy 4.357,2 ha lúa, trong đó lúa lai là 2.983,4 ha, lúa thuần 1.373,8 ha. Hiện, lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh, bà con nhân dân đang tập trung chăm sóc và phòng, trừ sâu bệnh hại để giành thêm một vụ Mùa mới với năng suất và sản lượng cao.

Nắng trải đều trên những nương đậu hè thu là thời điểm bà con nông dân tập trung thu hoạch lứa thứ nhất. Vượt qua những thách thức của nắng hạn đầu vụ, đậu xanh năm nay được mùa, được giá.

Mùa nước nổi kéo theo nhiều tôm cá đổ về nội đồng, cũng là thời điểm nông dân tạm gác cuốc cày để thả lưới giăng câu. Nhưng năm nay, đã bước vào trung tuần tháng 7 âm lịch, nhiều cửa hàng bán ngư cụ vẫn thưa khách.

Mùn cưa cây cao su là nguyên liệu chính để trồng nấm sò, sau khi dùng xong, thải ra, ông Đỗ Đình Hòa ở xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn (Bình Định) tái sử dụng trồng nấm rơm có hiệu quả cao.