Mô Hình Gà Ri Lai Tại Thị Trấn Phong Châu Thu Lãi 12 - 13 Triệu Đồng Ở Phú Thọ

Trạm khuyến nông huyện Phù Ninh (Phú Thọ) vừa tổ chức tham quan đánh giá mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học tại thị trấn Phong Châu.
Mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học có xử lý chất thải bằng men vi sinh với quy mô 1.000 con được thực hiện tại khu 2 thị trấn Phong Châu. Giống gà được nuôi thả là giống lai tạo giữa giống gà ri với các loại gà khác như: Gà mía, gà Đông Cảo, gà Lương phượng... khi thả gà giống có trọng lượng từ 35 đến 40 g/con. Sau 3 tháng nuôi, đến nay gà mái đạt trọng lượng 1,8 kg/con và 2,2 kg/con đối với gà trống; tỷ lệ nuôi sống đạt 86%. Theo hạch toán kinh tế với giá tại thời điểm này thu lãi khoảng 12 đến 13 triệu đồng. Trong quá trình nuôi nền đệm lót chuồng sử dụng hệ men vi sinh vật giảm tối đa mùi hôi thối, độc hại, giảm dịch bệnh; môi trường chăn nuôi tương đối sạch sẽ.
Từ mô hình này mở ra hướng chăn nuôi mới dễ áp dụng, chi phí đầu tư thấp góp phần giảm ô nhiễm môi trường; nâng cao thu nhập và cải thiện sức khỏe cho người chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Thế nhưng, ở đấy có những con người không quản ngại gian khó, lặng lẽ làm kinh tế, biến vùng đất ấy “sinh” ra quả ngọt để làm giàu. Tiêu biểu là gia đình anh Nguyễn Hữu Chánh, thôn Tình Phú Tây, xã Hành Minh.

Xã Tỏa Tình là nơi sinh sống của cộng đồng người Mông huyện Tuần Giáo. Khi đặt chân lên vùng đất này, hình ảnh đầu tiên trong mắt chúng tôi là những nương ngô, nương lúa xen lẫn với những vườn cà phê, sa nhân, táo mèo... cho thấy sự trù phú, no đủ của bà con người Mông nơi đây.

Cùng với Trà Bồng, huyện Tây Trà cũng được biết đến là vùng đất của cây quế. Song, tại mảnh đất này, còn có một loại cây trồng khác cũng đã gắn bó lâu đời với đồng bào Cor. Đó là cây chè xanh ở vùng núi cao phía bắc đỉnh núi Cà Đam. Đây là ngọn núi cao nhất Quảng Ngãi, thuộc thôn Trà Vân, xã Trà Nham.

Mô hình được triển khai trên diện tích 5ha tại 3 bản: Pa Ham 1, Pa Ham 2 và Mường Anh với sự tham gia của 90 hộ dân, tổng kinh phí gần 60 triệu đồng. Tham gia mô hình, các hộ dân được hỗ trợ toàn bộ về giống, vật tư, phân bón, thuốc BVTV.

Được biết, Tân Phước thuộc vùng Đồng Tháp Mười là vùng khóm chuyên canh của tỉnh Tiền Giang, với diện tích trên 15.000 ha, sản lượng trên 200.000 tấn trái/năm. Cây khóm đã nhiều năm bén rễ trên vùng đất nhiễm phèn, là nguồn nguyên liệu phục vụ cho tiêu dùng và chế biến XK.