Đích Đến Còn Xa
Hiện nay, trong khi các hộ chăn nuôi lợn, gà đang gặp khó khăn về đầu ra của sản phẩm và chịu nhiều rủi ro vì giá thất thường thì các hộ chăn nuôi bò nói chung và nuôi bò thịt nói riêng lại đang có lãi. Đặc biệt, từ năm 2012, thành phố triển khai dự án chăn nuôi bò BBB ở các huyện ngoại thành Hà Nội đang mở ra hướng làm giàu cho người nông dân.
Theo nhận định của Công ty Giống gia súc Hà Nội - đơn vị được UBND thành phố giao làm chủ đầu tư thực hiện dự án thì điểm yếu trong chăn nuôi bò nói chung là sản lượng thịt cung cấp cho nhà máy chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ đạt 0,8% và chủ yếu tiêu thụ thông qua thương lái (chiếm 80,6%). Do phải tự tổ chức tiêu thụ sản phẩm nên người nuôi dễ bị ép giá, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chăn nuôi.
Để từng bước cải thiện đàn bò thịt trên địa bàn, từ năm 2012, UBND TP đã phê duyệt dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò BBB trên nền đàn bò thịt lai Sind thành đàn bò lai F1 hướng thịt ở một số huyện. Mục tiêu của chương trình là xây dựng mô hình sản xuất khép kín theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi và bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Thời gian đầu, dự án triển khai ở 8 huyện.
Ông Vũ Văn Hải, Phó Giám đốc Công ty Giống gia súc Hà Nội cho biết, về tốc độ phát triển, bê giống BBB tăng trọng bình quân tới 25kg/tháng, cá biệt có con tăng trọng 30kg/tháng. Hiện nay, bê F1 sinh ra sau một tháng đã được các thương lái thu mua trả giá tới 8 triệu đồng/con, cao hơn so với bê lai khác từ 2,5 đến 3 triệu đồng/con. Tại thời điểm này, một số bê F1 BBB 18 tháng tuổi đã được thương lái trả từ 36 đến 38 triệu đồng/con, cao hơn từ 14 đến 16 triệu đồng/con so với bò lai khác có cùng tháng tuổi. Đặc biệt, tỷ lệ thịt xẻ bò BBB rất cao, khoảng 61,6%, trong khi các giống bò khác chỉ đạt 38-40%.
Ông Vũ Văn Hải cho biết thêm, hiện nay việc chăn nuôi bò thịt BBB vẫn còn gặp khó khăn bởi đây là dự án mới triển khai nên thời gian đầu người dân chưa hiểu kỹ. Do chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ nên trong quá trình nuôi giống bò này, người nông dân chưa quen với việc ghi chép sổ sách, quản lý, theo dõi việc cho ăn đến chăm sóc nuôi dưỡng. Đặc biệt, do khó khăn về kinh phí, nhiều hộ dân chỉ nuôi bê được 4-5 tháng tuổi đã bán trong khi bê nuôi đến 18 tháng tuổi sẽ cho giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần. Vì vậy, ông Hải cho rằng, người chăn nuôi bò BBB cần được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, nuôi bê đến 18 tháng tuổi để đạt giá trị kinh tế cao, từ đó từng bước cải thiện chất lượng đàn bò thịt của thành phố.
Được biết, thời gian tới, Công ty Giống gia súc Hà Nội sẽ nghiên cứu, xây dựng chương trình tiêu thụ sản phẩm bê lai F1 BBB theo chuỗi giá trị có sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm đưa sản phẩm thịt bò chất lượng cao đến tay người tiêu dùng, đồng thời tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân tham gia chương trình để hạn chế việc thương lái ép giá. Công ty cũng sẽ xây dựng các trang trại thu mua bê F1 BBB (từ 4 đến 6 tháng tuổi) để nuôi gột nhằm vừa giải quyết đầu ra cho sản phẩm bê F1 của người dân vừa tạo vùng nguyên liệu tập trung cho giết mổ gia súc công nghiệp.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng:
Mặc dù việc chăn nuôi bò BBB cho hiệu quả cao nhưng để xây dựng vùng chăn nuôi và vùng trồng cỏ nguyên liệu phát triển bền vững, các địa phương cần quy hoạch, xây dựng vùng chăn nuôi xa khu dân cư và vùng trồng cỏ nguyên liệu. Công ty Giống gia súc Hà Nội cần tăng cường tập huấn về kỹ thuật cho bà con nông dân và hướng dẫn người dân ghi chép sổ sách để hướng tới chăn nuôi an toàn vệ sinh thực phẩm và xây dựng thương hiệu thịt bò sạch BBB để nâng cao giá trị bán trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Những bắp ngô hạt căng tròn, vàng óng trên nương, trái nhà, sân phơi. Tiếng máy tách hạt ngô lách cách bản trên, thôn dưới. Những tiếng gọi nhau í ới, nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt đẫm mồ hôi của người nông dân đang phơi ngô quyện lẫn trong hương thơm ngô mới…
Cụ thể, các thôn Voòng, A banh 2: 20 ngàn cây; thôn Dầm 1: 18 ngàn cây; thôn A riêu, A chua, Dầm 2: 16 ngàn cây; A banh 1: 14 ngàn cây. Ngay sau khi được nhận cây giống, chính quyền địa phương sẽ trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật trồng, cách chăm sóc cũng như giám sát việc thực hiện trồng giống cây này theo đúng quy trình.
Đây là một trong những hoạt động nằm trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2014 của Huyện đoàn Tây Giang. Trong 3 ngày, hơn 50 đoàn viên thanh niên niên cùng với người dân bản địa đã tiến hành phát quang bụi rậm, cuốc đất, dọn cỏ… trên diện tích 6ha để chuẩn bị trồng lúa nước trong thời gian sắp tới.
Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn vừa phối hợp với Tổng công ty Tín Nghĩa triển khai dự án quy hoạch cánh đồng mẫu lớn với cây cà phê tại huyện Xuân Lộc. Toàn huyện hiện có 1.250 hécta cây cà phê. Năng suất trung bình còn thấp, chỉ đạt gần 26 tạ/hécta/vụ do sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, kỹ thuật canh tác lạc hậu.
Trong khuôn khổ Dự án "Cải thiện sức chống chịu với biến đổi khí hậu vùng ven biển Việt Nam, Campuchia và Thái Lan", chiều ngày 05-8, tại xã An Thạnh 3 (huyện Cù Lao Dung) Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức buổi ra mắt mô hình bảo vệ nghêu bố mẹ.