Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Chăn Nuôi Gà An Toàn Sinh Học Áp Dụng VietGAP Hiệu Quả

Mô Hình Chăn Nuôi Gà An Toàn Sinh Học Áp Dụng VietGAP Hiệu Quả
Ngày đăng: 16/05/2012

Năm 2011, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm khuyến nông Tuyên Quang đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn triển khai mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học và áp dụng VietGAP tại 15 hộ nông dân thuộc xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn. Số lượng gà giống Ri Lai của mô hình là 3.200 con, bình quân mỗi hộ nuôi từ 150 đến 200 con, có hộ nuôi tới 300 con

Các hộ tham gia mô hình được nhà nước hỗ trợ 100% giá trị con giống, thức ăn chăn nuôi và thuốc sát trùng, thuốc thú y.

Để đạt được mục tiêu mô hình đề ra, ngay từ khi triển khai thực hiện mô hình, cán bộ khuyến nông đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền, ban ngành, đoàn thể ở cơ sở, lựa chọn các hộ gia đình có đủ điều kiện tham gia mô hình. Trung tâm cũng tổ chức tập huấn kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng các loại vắcxin cho đàn gà; thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học và áp dụng ViêtGAP nên đàn gà của mô hình sinh trưởng, phát triển tốt, không có dịch bệnh xảy ra.

Hộ gia đình ông Đỗ Ngọc Sang, thôn Đồng Rôm, xã Nhữ Hán huyện Yên Sơn cho biết: gia đình ông đã chăn nuôi gà thịt từ nhiều năm, mỗi năm bán ra thị trường từ 200 đến 300 kg gà thịt. Năm nay, gia đình ông được chọn tham gia mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học, với tổng số 150 con gà Ri lai. Trong quá trình chăn nuôi ông đã thực hiện tốt quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, đến nay đàn gà của gia đình ông sinh trưởng, phát triển tốt, gà nuôi đến 70 ngày tuổi đạt khối lượng bình quân từ 2,0 - 2,2 kg/con, tiêu tốn thức ăn từ 2,4 – 2,6 kg/kg gà tăng trọng, tỷ lệ sống của đàn gà đạt 98%. Trước Tết Nguyên Đán vừa qua, ông đã bán toàn bộ số gà trống thu về được trên 5 triệu đồng, còn lại số gà mái ông tiếp tục nuôi để cho đẻ trứng.

Từ kết quả bước đầu đạt được của mô hình, đã giúp người chăn nuôi nâng cao kiến thức kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng chống dịch bệnh cho đàn gà, thúc đẩy phát triển phong trào chăn nuôi gà thịt theo hướng an toàn sinh học, góp phần ổn định đời sống người dân tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Kinh Doanh Cây Cảnh Từ Làm Chơi Đến... Giàu Thật Kinh Doanh Cây Cảnh Từ Làm Chơi Đến... Giàu Thật

Từ việc kinh doanh cây cảnh, anh Bùi Thanh Khiết (thôn Thượng Phường, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) đã xây nhà khang trang, mua ô tô...

25/06/2013
Cẩn Trọng Nuôi Ba Ba Ở Miền Bắc Cẩn Trọng Nuôi Ba Ba Ở Miền Bắc

Đó là khuyến cáo mới nhất của các nhà khoa học trước thực trạng, nhiều nông dân ở các tỉnh miền Bắc đang có xu hướng mở rộng, phát triển nghề nuôi ba ba.

12/01/2013
Ông Hùng Trúng Mùa Tôm Thẻ Chân Trắng Ông Hùng Trúng Mùa Tôm Thẻ Chân Trắng

Ông Nguyễn Thanh Hùng, 63 tuổi ở xã Hộ Hải, (huyện Ninh Hải - Ninh Thuận) áp dụng thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên 3,5 sào đìa của gia đình.

26/06/2013
Trồng Cà Tím Nhật Bản Trồng Cà Tím Nhật Bản

Những năm trở lại đây, giống Cà tím Nhật đang được nhiều nông dân ở huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) trồng và phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm làm ra có chỗ đứng trên thị trường, tiêu thụ nhanh, ngoài ra còn xuất khẩu sang Nhật.

08/06/2013
Xuống Giống Vụ Thu Đông Vượt Kế Hoạch - Tiềm Ẩn Nhiều Rủi Ro Xuống Giống Vụ Thu Đông Vượt Kế Hoạch - Tiềm Ẩn Nhiều Rủi Ro

Nông dân huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đã xuống giống vụ thu đông được 10.919ha, vượt 30% so diện tích kế hoạch và tăng 30% so vụ thu đông năm 2012. Trong số này có hơn 3.000ha xuống giống ngoài lịch khuyến cáo.

27/06/2013